Lý do nhiều người sợ phải chia tay dù rằng đã \'cạn tình, cạn nghĩa\' – Phần 2

Bài viết này chỉ ra lý do vì sao một số cặp đôi lo sợ việc chia tay dù cho tình yêu đã không còn hiện hữu.

Tiếp tục với Lý do nhiều người sợ phải chia tay dù rằng đã 'cạn tình, cạn nghĩa' – Phần 1, dưới đây là những lý do khiến người ta duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

1. "Ít nhất mình không cô đơn"

"Ít nhất mình không cô đơn" là phương châm của những người không dám phản khác trong các mối quan hệ không thành công. Tất cả chỉ bởi vì họ không thể nhìn thấy những khía cạnh khác và luôn chắc chắn rằng "con chim thà sa vào tay người còn hơn là tự do trong bụi rậm". Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ sẽ có thể chấp nhận ly hôn nếu như họ có sự ổn định tài chính và có đối tác tiềm năng.

Có một sự thật khá tuyệt vọng rằng người ta luôn cảm thấy một đối tác quen thuộc nhưng tệ hại vẫn tối hơn một hoàng tử quyến rõ nhưng mang lại sự không xác định. Và những cặp đôi ấy thường sống với nhau như những người hàng xóm trong cùng một mái nhà.

Giải pháp ở đây là hãy sống vì bản thân và vun đắp sự tự tin. Tự tạo nên một chỗ đứng trong cuộc đời để có thể chọn một người bạn đời mà bạn xứng đáng.

2. Con cái

Con cái có lẽ luôn là một trong những lý do chính đáng nhất để không ly dị dù cho không hạnh phúc. Và điều này khá dễ hiểu - tất cả chúng ta đều có thể nhận thức được những tác động tiêu cực mà ly dị gây ra cho trẻ em. Bố mẹ có thể sẽ luôn cảm thấy tội lỗi, lo lắng và không chắc chắn. Tuy nhiên các nhà tâm lý học gợi ý bạn nên xem xét vấn đề này từ một góc độ khác.

Trẻ em sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc phải đối mặt với áp lực tâm lý hàng ngày hàng giờ và chúng có thể cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của mối quan hệ không lành mạnh giữa cha mẹ. Các hành vi không tốt của người lớn sẽ mang đến sự hủy diệt trong cuộc sống của một đứa trẻ. Trẻ xem thường xuyên có xu hướng đổ lỗi cho mình vì tất cả những rắc rối diễn ra trong gia đình. Đó là lý do tại sao nếu tình yêu của bạn bị thay thế bởi sự chán ghét lẫn nhau thậm chí là hận thù, cách tốt nhất là tách nhau ra một cách êm đẹp nhất có thể.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng trước khi ra một quyết định như vậy, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc và nếu có thể bạn phải đưa con đến với một nhà trị liệu tâm lý gia đình để giảm bớt sự stress của đứa trẻ đối với việc l hôn của cha mẹ.

3. Sự chắc chắn rằng hôn nhân hạnh phúc không tồn tại

Một số người nhầm tưởng rằng không hề tồn tại những mối quan hệ hạnh phúc. Và niềm tin này khiến họ sống mãi trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc trong rất nhiều năm. Các nhà tâm lý học cho rằng loại niềm tin này xuất hiện từ thời thơ ấu. Có lẽ bạn chưa bao giờ có một ví dụ tốt đẹp về một tình yêu đích thực giữa cha mẹ hoặc tình yêu đầu của bạn trở thành một nỗi thất vọng lớn lao.

Một cách phổ biến, các cặp vợ chồng dần quen với việc sống trong một mối quan hệ không lành mạnh và không có ý định ly hôn ngay cả khi nhận ra sự vô ích của hôn nhân. Họ sống với nhau như một thói quan mà không còn coi đó như là một phần của tình yêu và sự khát khao thân mật. Đó là lý do những cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể kéo dài nhiều năm. Đây là khuyến cáo rằng không nên sống bởi những niềm tin sai lầm trước khi bắt đầu một cuộc hôn nhân. Bạn luôn luôn xứng đáng được hạnh phúc.

4. Quá hi vọng những điều tốt nhất

Nhiều cặp vợ chồng ở bên nhau không phải do họ hạnh phúc ở hiện tại mà họ mong sau này họ sẽ được hạnh phúc. Một nhà tâm lý học là Levi Baker cùng các đồng nghiệp của ông đã thực hiện một số nghiên cứu để giải thích cơ chế của hiện tượng này. Khi mọi thứ nhạt đi, hi vọng cho một tương lai viển vông là một trong những yếu tố chính để giữ một cuộc hôn nhân ngay cả khi không hề hạnh phúc.

Một chuyên gia tâm lý về quan hệ giữa các cá nhân, Jake Eagle nêu lên một lý do khác - sự tẩy não của những bộ phim. Jake nói rằng những câu chuyện lãng mạn từ những bộ phim mà nhân vật chính luôn ở bên nhau ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất khiến mọi người thường xuyên tin vào thực tế sẽ có một kịch bản như vậy trong cuộc sống. Nhưng cuộc sống lại không hề giống như vậy. Trong thực tế, người ta không thể hoàn toàn thay đổi, không có phép màu nào và kết thúc hạnh phúc không phải là thứ đã được định sẵn.

Các nhà tâm lý học cho rằng những người gặp phải tình huống này có hai lựa chọn:

- Đừng chờ đợi đến khi một nửa của bạn thay đổi mà thay vào đó, hãy thay đổi thái độ của bạn về quan niệm hoàn hảo của mình. Chấp nhận đối tác và bình tĩnh lại.

- Đừng chờ đợi người khác thay đổi và hãy giải quyết khi lâm vào tình cảnh hoàn toàn bất mãn. Vì dù cho bạn có chờ đợi nhiều năm thì kết cục bạn nhận được có thể cũng chỉ là sự thất vọng hoàn toàn mà thôi.

Thanh/Theo Brightside