Mỗi ngày mẹ chồng giúp chúng tôi nấu ăn và đưa đón các cháu đi học, chúng tôi gửi mẹ 10 triệu tiền phí, còn lại biếu mẹ. Vậy nhưng bà luôn chê...
Ảnh minh họa
Tôi và mẹ chồng vốn đã không hợp nhau từ khi tôi chưa lấy con trai của mẹ. Hồi đó tôi là sinh viên của một trường cao đẳng còn anh thì học đại học, sau đó có thêm bằng Thạc sĩ.
Khi là sinh viên năm 3 chúng tôi đều đã đi làm có lương nhưng tiền lương tôi gửi về cho gia đình vì hoàn cảnh khó khăn. Gia đình anh khá giả hơn nên anh chi trả tiền phòng trọ, tiền sinh hoạt phí... tất cả từ tiền lương của anh và bố mẹ hỗ trợ thêm.
Khi mẹ chồng biết chuyện này, bà có mắng anh là dại dột nhưng chồng tôi cũng khéo léo nói lại để mẹ yên tâm. Nhưng tôi biết hiềm khích giữa tôi và mẹ chồng cũng nảy sinh từ đó.
Sau này tôi không định lấy anh nữa vì sợ cảnh mẹ chồng - nàng dâu không hợp, nhưng cuối cùng không bỏ được nhau nên cố gắng vượt qua mọi rào cản, cả sự dè bỉu của mẹ chồng để về chung một nhà. Biết thân biết phận nên tôi luôn cố gắng và nín nhịn mẹ chồng hết mức có thể.
Chúng tôi có 2 con sau khi lấy nhau và sống chung với bố mẹ chồng. Vì sinh con nên tôi bị gián đoạn việc học hành và công việc, không thể thăng tiến hơn. Chúng tôi đều đặn đưa cho mẹ chồng mỗi tháng 10 triệu tiền sinh hoạt phí kèm nuôi hai con, từ lúc tôi nghỉ ở nhà sinh cho đến khi các con lớn, tôi đi làm nhưng lương không được nhiều nên vẫn chỉ có thể đưa cho mẹ chồng từng đó.
Ảnh minh họa
Tôi không biết các gia đình khác nuôi con nhỏ thì bao nhiêu tiền nhưng mẹ chồng tôi dùng 10 triệu đó mua thức ăn hàng ngày cho chúng tôi, hai con và thỉnh thoảng tiền quà bánh cho các cháu. Vậy nhưng lúc nào bà cũng kêu thiếu rồi nói bóng gió:
- Ôi tháng đưa được có 10 triệu không bõ dính răng, chẳng biết đi chợ mua cái gì, mua mấy bìa đậu, mớ rau, miếng thịt là cả tháng đã hết 10 triệu rồi ấy chứ. Bố mẹ mà muốn các con ăn ngon thì phải đưa thêm tiền nhé chứ bà là bà chỉ có mua được từng đó thôi.
Vậy nên hầu hết mỗi bữa ăn mà mẹ chồng đi chợ chỉ có 3 món: Thịt hoặc cá hoặc trứng, rau, đậu phụ. Hễ cứ hôm nào hai đứa nào tôi mở miệng thèm ăn món lạ nào khác thì mẹ chồng lại xòe tay nói với tôi:
- Mẹ đưa thêm tiền đây thì mai bà mua hải sản cho các con ăn ngay.
Nhiều lúc tôi cũng bực nên có nói lại:
- Mỗi tháng chồng con đưa cho mẹ 10 triệu, cũng nửa tháng lương của anh ý rồi. Con nghĩ từng đó cũng đủ tiền ăn uống mỗi ngày chứ mẹ. Mẹ cứ mua thêm lên cho các cháu ăn đủ dinh dưỡng, chúng con sẽ cố gắng đưa thêm ạ.
Bà mắng ngược lại:
- Làm sao mà đủ, chị nghĩ 10 triệu của anh chị mà to, người ta mỗi tháng phải ăn tới 20-30 triệu mới đủ ý chứ. Con thì đòi món nọ món kia, đòi đổi món mỗi bữa mà bố mẹ đưa có 10 triệu thì sao đủ. Mà chưa kể, 10 triệu đó là của con trai tôi đưa còn tiền lương của cô đâu? Cô không góp tiền ăn thì làm sao mà đủ.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng nói làm tôi cứng họng. Chỉ đáp lại được vỏn vẹn:
- Con mới đi làm lại nên lương còn thấp ạ.
- Vậy thì đừng đòi hỏi nữa.
Không chỉ bị mẹ chồng mắng nhiếc vì chuyện ăn uống, tiền phí sinh hoạt mà tôi còn ấm ức khi mẹ chồng tôi đi khắp làng xóm rêu rao chuyện tôi lười, đi làm về tới nhà chỉ chăm chăm lo cho con mà không lo nhà cửa cơm nước, rồi bà bảo tôi trốn đi làm, đi sớm về muộn để không phải làm việc nhà, bà gán tôi vào tội ăn bám chồng trong những năm sinh đẻ, quanh năm suốt tháng không mua gì cho nhà chồng...
Nhiều cái bà nói cũng đúng nhưng không phải vì tôi muốn thế mà tôi bị các con "kìm chân", chuyện 3 năm sinh 2 con, bỉm sữa chiếm hết mọi thời gian của tôi nên tôi không thể làm thêm gì, không thể kiếm tiền để phụ giúp chồng, phụ giúp gia đình chồng.
Tôi từng kêu ca với chồng về chuyện này, chồng tôi cũng hiểu nhưng anh nói việc ra ở riêng là rất khó vì chồng tôi là con một, ra ngoài ở thì lại càng bị bà ca cẩm hơn, hàng xóm láng giềng nhìn vào. Anh nói:
- Nếu tình hình căng thẳng quá thì thôi mình đưa hai con ra ngoài ở nhà thuê một thời gian chứ chúng mình hiện tại cũng không đủ tiền mua nhà.
- Ở nhà thuê cũng được, em chấp nhận vất vả khi vừa đi làm về vừa chăm con, cơm nước việc nhà, miễn là tư tưởng thoải mái tí là được.
Ảnh minh họa
Nghe chồng nói thế, tâm trạng tôi bỗng vui trở lại, nuôi hy vọng có thể ra ngoài sống cho thoải mái.
Ngày hôm đó, tôi được nghỉ làm sớm nên cấp tốc về nhà dọn dẹp mọi thứ và đi chợ, nấu cơm. Bữa cơm hôm nay thịnh soạn hơn mọi ngày khi có thịt kho, tôm chiên, mực hấp, canh cua, cà pháo, đậu rán. Các con tôi ngồi vào mâm còn tưởng hôm nay nhà có khách đâu mà cơm ngon như cỗ. Nhìn các con vui, tôi cũng thấy mừng.
Nhưng mẹ chồng tôi lại hạnh họe:
- Cả năm mới nấu được cho nhà này bữa cơm, mà cô nấu ăn thịnh soạn vậy là ý gì? Cô muốn khẳng định cho tôi thấy cái gì? Mà ăn hoang như thế này thì mỗi tháng phải 20 triệu cũng chẳng đủ. Ngày nào cô cũng thử đi chợ nấu cơm như thế nào cho tôi đi, cô sẽ biết ngay.
Tôi nghe thấy thế, ấm ức rơi nước mắt. Vậy nhưng khi bản thân chưa kịp nói gì thì bố chồng tôi lên tiếng. Ông là người đàn ông ít nói nhất nhà, thỉnh thoảng chỉ nói vài câu, ít xen vào chuyện mẹ chồng nàng dâu nhưng nay ông lên tiếng, tôi mới ngỡ ngàng.
Bố chồng tôi nói:
- Bao lâu nay bà cứ thế không thấy mệt hả. Từ ngày chúng nó chưa lấy nhau bà đã khó chịu rồi, giờ chúng nó đã thành vợ chồng, có 2 mặt con, bà cũng lên chức bà nội rồi, bà cũng từng là con dâu, từng cảnh nuôi con mọn, sao bà không hiểu và thông cảm cho con nó mà còn cứ hạnh họe.
Tôi thấy con dâu mình là tuyệt vời lắm rồi, từ ngày về làm con trong nhà, nó ngoan ngoãn lễ phép, về phát đã sinh liên tiếp cho chúng ta 2 đứa cháu đáng yêu, khỏe mạnh, dạy dỗ ngoan ngoãn. Khi con lớn nó đã phải vội đi làm một phần là để kiếm kinh tế nhưng một phần cũng vì quá mệt mỏi với bà đó, bà không biết à.
Tôi biết, lâu nay bà không hề tiêu hết 10 triệu tiền ăn mỗi tháng mà các con đưa, bà luôn cất đi. Bữa ăn mỗi ngày chỉ như thế kia thì làm sao mà hết 10 triệu. Vậy tại sao bà còn cứ đòi các con đưa thêm làm gì?
Ảnh minh họa
Với cả giờ vợ chồng, tiền là của chung, không có tiền con trai tôi với tiền của cô. Kể cả các con khó khăn, không đưa được đồng nào, chúng mình cũng phải chăm lo đầy đủ cho con và cháu. Là con, là cháu của mình, mình nuôi có đi đâu mà thiệt, sao mà cứ phải mắng chửi các con mỗi ngày bà mới chịu được. Bà muốn đến khi các con, các cháu không chịu được, phải đi hết, chỉ có hai thân già ở trong cái nhà này, bà mới chịu được hả?
Còn con nữa, con khó chịu chỗ nào con cứ nói ra, phải nói ra thì mẹ con mới hiểu được con nghĩ nghì, tâm trạng của con ra sao, con vất vả sinh con và chăm cháu thế nào... Con đừng chịu đựng một mình như thế rồi lại làm ảnh hưởng tới các con của mình, những đứa bé vô tội mà.
Thôi, tôi chỉ nói vậy thôi, bà tự kiểm điểm lại mình, cho các con các cháu được nhờ.
Sau câu nói của bố chồng, tôi òa lên khóc nức nở vì không ngờ ông lại là người thấu tình đến vậy. Sau câu nói của bố chồng tôi cũng không còn muốn đưa con ra ngoài sống nữa vì trong gia đình này, thì ra tôi luôn có rất nhiều người ủng hộ, cảm thương.
Tâm sự từ độc giả haian...
Khi quyết định số tiền hợp lý để chi trả cho mẹ chồng mỗi tháng nhằm nhờ bà nấu ăn và chăm sóc con cái, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét để đảm bảo sự công bằng và hài lòng cho cả hai bên. Dưới đây là một số khía cạnh bạn nên cân nhắc:
1. Chi phí sinh hoạt
Chi phí thực phẩm và sinh hoạt hàng tháng là yếu tố chính trong việc xác định số tiền cần đưa. Bạn nên xem xét:
Giá thực phẩm: Tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, giá cả thực phẩm có thể khác nhau. Nếu bà nấu ăn cho cả gia đình, hãy tính toán số tiền thực phẩm cần thiết mỗi tháng.
Chi phí sinh hoạt khác: Nếu bà cũng giúp đỡ trong việc dọn dẹp nhà cửa hoặc chăm sóc vườn, bạn cần tính thêm vào ngân sách.
2. Thời gian và công sức
Mức độ công việc mà mẹ chồng sẽ thực hiện là một yếu tố quan trọng khác:
Thời gian dành cho công việc: Nếu mẹ chồng sẽ dành nhiều giờ mỗi ngày để nấu ăn và chăm sóc trẻ, bạn nên xem xét mức chi trả tương xứng với thời gian đó.
Mức độ công việc: Nếu bà chỉ nấu ăn vài bữa trong tuần hoặc chỉ chăm sóc trẻ vào một số ngày nhất định, số tiền cũng có thể điều chỉnh theo đó.
3. Mối quan hệ gia đình
Mối quan hệ giữa bạn và mẹ chồng cũng cần được xem xét:
Tình cảm và sự hỗ trợ: Nếu đây là một sự hỗ trợ tự nguyện, bạn có thể không cần phải trả một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, nếu đây là một thỏa thuận chính thức, bạn nên đưa ra một con số hợp lý.
Sự công bằng: Nếu bạn có các thành viên khác trong gia đình cũng giúp đỡ, hãy đảm bảo rằng mức chi trả này công bằng so với những gì họ nhận được.
4. Thảo luận trực tiếp
Trước khi quyết định, hãy thảo luận trực tiếp với mẹ chồng:
Lắng nghe ý kiến của bà: Hãy hỏi mẹ chồng về mong muốn và nhu cầu của bà. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn mà còn tạo ra một không khí cởi mở và thân thiện.
Thỏa thuận chung: Cùng nhau đặt ra một mức chi trả mà cả hai bên đều cảm thấy hài lòng.
Ví dụ cụ thể
Nếu bạn sống ở thành phố lớn, có thể cân nhắc mức khoảng 3-5 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào mức độ công việc và chi phí sinh hoạt.
Nếu bà chỉ hỗ trợ một vài bữa ăn hoặc chăm sóc trẻ vào một số ngày, mức chi có thể từ 1-2 triệu đồng.
Việc chi trả cho mẹ chồng không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là biểu hiện của sự tôn trọng và tình cảm gia đình. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tìm ra một giải pháp hợp lý, thể hiện sự biết ơn đối với những đóng góp của bà trong gia đình.