Những người cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của lá gan

Vượt qua ung thư phổi, bệnh gan đã trở thành một căn bệnh hổ biến ở nước ta hiện nay. Do phát hiện muộn nên căn bệnh này dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao trong khi căn bệnh này không hề khó phát hiện.

Vượt qua ung thư phổi, bệnh gan đã trở thành một căn bệnh hổ biến ở nước ta hiện nay. Do phát hiện muộn nên căn bệnh này dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao trong khi căn bệnh này không hề khó phát hiện.

 

20190424-103450-699467-ganmax-800x800-1615436922.png
 

Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, căn bệnh này có xu hướng gia tăng. Đáng lo lắng hơn, căn bệnh này gây ra loại ung thư chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất cho cả hai giới. Đa số bệnh nhân đi khám khi quá muộn và thời gian trung bình sống chung với bệnh không quá một năm. 60% số người khi đến viện thì bệnh đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển, tỷ lệ người phát hiện sớm căn bệnh này là rất thấp.

 

Trong khi đó, nếu căn bệnh ung thư gan sẽ chữa được nếu người bệnh phát hiện sớm. Có nhiều cách chữa ung thư gan như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, hóa trị,…

 

Ung thư gan hiện nay vẫn đang là nỗi ám ảnh của nhiều người vì tiên lượng khó hơn các loại ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam. Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này đó là khám sức khỏe định kỳ, siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mãn tính do rượu, viên gan B, viêm gan C,...

Ngoài ra, việc tiêm đầy đủ vắc xin phòng tránh viêm gan cũng hỗ trợ phần nào cho việc ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư gan. Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, thăm chụp cắt lớp, sinh thiết gan để đưa ra kết luận chính xác.

Những đối tượng nào nên tầm soát ung thư gan sớm?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, mọi người cần thực hiện tầm soát ung thư để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Đặc biệt, các đối tượng cần tầm soát ung thư gan thuộc những nhóm sau:

  • Người ở độ tuổi trung niên
  • Người có thân nhân từng mắc bệnh
  • Người có thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm và nhiều hóa chất độc hại

Nên làm gì để có lá gan khỏe mạnh

  1. Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học
nhu-the-nao-la-che-do-an-uong-lanh-manh-va-thuc-don-khoa-hoc-can-gi11484361391-1-1615436922.jpg
 

Để tăng cường sức khỏe cho gan, thực đơn hàng ngày phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Lưu ý hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng calo cao, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo trắng,..

  1. Uống đủ nước
nuockhoang-fyhf-1615436922.jpg
 

Nước giúp cho quá trình chuyển hóa các tế bào ở mỡ diễn ra tốt hơn. Ngược lại, nếu thiếu nước, cơ thể sẽ dễ tích tụ mỡ. Khi cơ thể mất nước, độc tố sẽ tích tụ trong ruột, gan và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc cơ thể của gan.

 

 Bên cạnh đó, thiếu nước, còn khiến cho thận suy giảm chức năng hoạt động và đùn đẩy cho gan. Do vậy, gan sẽ phải làm việc quá tải dẫn đến hiệu suất làm việc của gan bị giảm xuống. Để đảm bảo hiệu quả cho gan, mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước.

  1. Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
tap-the-duc-giup-giam-beo-1615437280.jpg
 

Việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp đốt cháy chất béo và phòng chống  bệnh gan nhiễm mỡ. Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao giúp làm giảm căng thẳng cho gan như đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội và tập tạ giúp cải thiện chức năng gan, giúp tim dễ dàng chuyển máu đến gan.

  1. Giảm stress
cach-giam-stress-1615436922.jpg
 

Stress/căng thẳng là kẻ thù tiềm ẩn của sức khỏe nói chung và của gan nói riêng. Stress thường dẫn đến rối loạn giấc ngủ gây ra tình trạng tưới máu ở gan là cho quá trình nuôi dưỡng tế bào gan bị gián đoạn và khiến cho chức năng lọc gan bị suy giảm. do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực tới sức khỏe, cần hạn chế suy nghĩ và áp lực trong công việc cũng như đời sống hàng ngày.

  1. Ngủ đủ giấc
20190620-105348-737361-ngu-ngonmax-800x800-1615436922.jpg
 

Theo đồng hồ sinh học, khoảng thời gian từ 23h đến 1h sáng hôm sau là lúc gan làm việc tích cực nhất, gan giúp thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Từ 1h đến 3h sáng, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu. Nhưng nếu bạn thức khuya, gan dễ bị tổn hại do tăng sinh các phản ứng oxi hóa tại gan. Các chất trung gian này sẽ tác động đến gan và làm suy giảm vai trò của gan.

  1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

 

kham-suc-khoe-dinh-ky-co-duoc-huong-bhyt-2604173039-1615436922.jpg
 

Đa số bệnh gan thường không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Do vậy, cách tốt nhất để phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này thì cần đi khám sức khỏe định kỳ.

Thanh Huyền (T/h)