Người ta thường nói, sẽ có sự khác biệt to lớn khi trẻ được nuôi dưỡng bởi bố mẹ và được chăm sóc bởi ông bà, thế hệ đi trước. Và có lẽ, sự khác biệt lớn nhất mà có thể thấy được luôn có lẽ chính là ở diện mạo bề ngoài và những phong cách trong cuộc sống đời thường của trẻ mà nhìn thấy được luôn. Bởi không ít các bà mẹ bỉm sữa "khóc ròng" kể chuyện cứ mỗi lần con về ở chơi với ông bà ít bữa là đã không thể nhận ra các bé nữa vì nếp sống, nếp sinh hoạt hoàn toàn khác. Nữ diễn viên nổi tiếng Chương Tử Di cũng đã từng gặp tình cảnh tương tự. Một câu chuyện được bà mẹ chia sẻ cách đây đã vài năm nhưng mới gây lại tiếp tục được hội chị em bỉm sữa chia sẻ lại vì quá hài hước.
Theo đó, Chương Tử Di đã đăng tải lên chính trang mạng xã hội của mình một số bức ảnh chụp con gái nhỏ và cảm thán rằng gửi con về ngoại mới có ít bữa mà cô đã không thể nhận ra cô con gái xinh xắn, thùy mị, nết na thuở nào nữa bởi có lẽ ngày thường con gái Chương Tử Di nếu khó khăn trong chuyện ăn uống với mẹ thì về với bà đã được rèn giũa nếp ăn uống rất tốt. Cô bé 4 tuổi lúc ấy thậm chí đã có thể bưng một tô thức ăn còn to hơn cả mặt để "húp lấy húp để" không còn một giọt. Nhìn vào biểu tượng khóc ròng có thể thấy Chương tử Di dường như "chết lặng" trước sự thay đổi của con gái.
Trên thực tế đúng là chuyện chăm sóc trẻ nhỏ giữa người già và người trẻ là bố mẹ có những sự khác biệt to lớn. Không ít mẹ bỉm sữa cũng đã từng than thở về chuyện này. Không chỉ diện mạo của con bị thay đổi mà thậm chí có những đứa trẻ đã phát tướng trông thấy chỉ vì quan điểm nuôi cháu càng béo càng tốt của các bà.
Chị Tiểu Vân - một bà mẹ bỉm sữa ở Trung Quốc từng than phiền, khi con được 5 tháng tuổi, cô gửi con về quê cho bà hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng, bà đã vô cùng hối hận về quyết định vội vàng của mình.
Theo lời mẹ bỉm sữa Tiểu Vân, hóa ra mẹ chồng cô đã nuôi cháu trai 8 tháng trở thành một đứa trẻ vô cùng mập mạp, béo tốt. Thế nhưng là mập quá mức vì 8 tháng đứa trẻ đã nặng tới hơn 30kg. Trong khi đó, cân nặng trung bình của một đứa trẻ trai 8 tháng thì chỉ khoảng 8,6kg, tức là con trai chị có cân nặng gấp 3 lần đứa trẻ bình thường khác.
Chị Vân ngỡ ngàng khi nhìn thấy con.
Mẹ chồng Tiểu Vân không nhận thấy được tác hại của việc nuôi cháu quá béo nên đi đâu, gặp ai cũng khoe khoang thành tích, khi gặp con dâu thì nói "Con xem mẹ nuôi cháu giỏi không. Lúc con mới mang về đây nó ăn uống khổ sở thế nào, giờ thì đỡ hơn rồi nhé, được hơn 30 kg rồi đó" - bà nội tự hào nói.
Những gì mà Tiểu Vân nhìn thấy không phải là cậu con trai đáng yêu ngày nào cô mới gửi con về quê mà là một đứa trẻ béo phì, chân tay to quá mức, khuôn mặt tròn như cái bánh và toàn thân không có chút sức sống nào, nằm bẹp xuống chiếc xe đẩy và không thể nhúc nhích.
Tiểu Vân đã tức giận mà nói với mẹ chồng: "Mẹ, chẳng phải con đã nói với mẹ rồi sao. Trẻ con không cần phải quá mập, nó không hề tốt cho sức khỏe. Mẹ nên cho cháu ăn một cách điều độ để cháu phát triển bình thường là được chứ không cần phải tới mức béo như thế này".
Thấy con dâu mắng nhiếc mình như thế, mẹ chồng Tiểu Vân lộ vẻ mặt không vui: "Con thì biết gì, mẹ đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và cũng nuôi nhiều đứa trẻ rồi. Trẻ nhỏ thì chỉ cần ăn nhiều là tốt, nhất là con trai, mập mạp một chút mới là tốt nhất".
"Nhưng mà có nhất thiết phải cho đứa trẻ ăn như heo ăn để béo đến tình trạng này không?" - Tiểu Vân tức giận, lớn tiếng với mẹ chồng.
Lúc này mẹ chồng cũng không kiềm chế được cơn giận mà mắng lại con dâu rằng trẻ tuổi, chưa nuôi con bao giờ nên không hề biết gì. Ngoài ra bà cho rằng bà đã vất vả hỗ trợ nuôi cháu nhưng không được một lời cảm ơn từ con dâu mà còn bị mắng ngược lại. Cuối cùng, Tiểu Vân bực đến phát khóc, cô ôm con trai mập mạp chạy trốn.
Theo thực tế như vậy cũng phải nhìn nhận lại, việc người già chăm sóc trẻ nhỏ cũng mang lại nhiều lợi ích:
Đứa trẻ thường khỏe mạnh hơn
Đối với người già, điều quan trọng nhất khi nuôi trẻ nhỏ là phải cho bé ăn no, mặc ấm. Vì vậy, nếu người già được phép chăm sóc con cái thì việc ăn uống là quan trọng nhất.
Ngoài việc bắt đứa trẻ ăn nhiều để khỏe mạnh hơn, người già khi mặc quần áo cho cháu cũng không để ý đến việc có đẹp hay không, miễn là trẻ mặc thoải mái và không bị lạnh là được.
Ăn no và mặc ấm là 2 yếu tố trẻ sẽ có được khi ở với ông bà, do đó thông thường sẽ khỏe mạnh hơn.
Tình cảm hơn
Ông bà thường có xu hướng yêu chiều và khen ngợi trẻ nhiều hơn do đó hình thành mối liên kết yêu thương với trẻ nhỏ nhiều hơn. Ngược lại bố mẹ cũng hay khen ngợi nhưng có thể phạt bé nếu bé làm sai, do đó trẻ bớt tình cảm với bố mẹ hơn.
Kiên nhẫn hơn
Nhịp sống của người già tương đối chậm chạp, tuy nhiên đó lại là điều kiện lý tưởng hình thành tính cách kiên nhẫn ở trẻ. Ngoài ra, sự kiên nhẫn của người lớn cũng sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, khiến trẻ cảm thấy trên thế giới này có những người thực sự hiểu và quan tâm đến mình.
Song song với đó, việc trẻ sống bên cạnh ông bà, người lớn tuổi cũng có một số điểm bất cập:
Có khoảng cách lớn với những kỹ thuật hiện đại
Đó chính là nhược điểm lớn nhất của người già, họ thường không bắt kịp xu hướng hiện đại. Chính vì họ không biết nên cũng không thể dạy cho trẻ những điều này ở xã hội đang phát triển.
Trẻ thiếu cơ hội phát triển toàn diện
Cha mẹ có thể hiểu rõ được trẻ em hiện nay cần học những gì. Ví dụ bố mẹ có thể cho các con đi học thêm các môn năng khiếu như ca hát, nhảy múa, chơi piano và vẽ tranh. Tuy nhiên, nếu người lớn tuổi chăm sóc con cháu, họ có thể cho rằng các cháu chỉ cần học giỏi là được, điều này có thể dẫn đến việc trẻ không có cơ hội phát triển toàn diện.
Nhìn chung, việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ phần chính vẫn là trách nhiệm của cha mẹ, chỉ nên nhờ người già, ông bà chăm sóc khi thực sự cần thiết.