Ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa
Nhiệt độ cơ thể chúng ta luôn duy trì ở khoảng 37 độ C. Nước đá lạnh dù chỉ 15 – 20 độ C cũng có khả năng khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, tác động xấu tới quá trình tiêu hóa, hấp thụ, dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Việc uống nước lạnh khi ăn sẽ khiến thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng tới khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, từ đó gây ra táo bón. Bạn tốt nhất nên uống nước ở nhiệt độ bình thường vì sẽ giúp kích thích quá trình tiêu hóa.
Làm hỏng răng
Nước đá lạnh sẽ khiến răng bị tê nhức và đau buốt, ảnh hưởng tới hoạt động của răng. Về lâu dài, thói quen uống nước đá lạnh sẽ ảnh hưởng đến men răng, gây nứt và khiến răng bị sâu. Những người thích nhai đá có thể gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như răng bị mẻ, lung lay hoặc gãy.
Giảm sức đề kháng
Uống nhiều nước lạnh có tác động không tốt đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước đá thường chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là những túi đá đóng sẵn mua bên ngoài không đảm bảo.
Vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể một cách mạnh mẽ khi đá tan, khiến bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm.
Ngoài ra, uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có khả năng tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể, từ đó khiến chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị bệnh.
Ức chế dây thần kinh phế vị
Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh thuộc hệ thần kinh giao cảm điều hòa hoạt động của nhịp tim. Uống nước quá lạnh khiến dây thần kinh này bị ức chế, có thể dẫn tới tình trạng tim đập chậm, thậm chí là tăng huyết áp.
Tích tụ chất béo
Nhiệt độ lạnh trong cơ thể sẽ làm chất béo cứng lại và tắc nghẽn, cơ thể vì thé khó đốt cháy chúng, dẫn đến hậu quả tăng cân. Đây là một trong những lý do bạn nên hạn chế uống nước đá. Nước đá lạnh trên thực tế không hề khiến cơ thể hoạt động nhiều hơn và đốt cháy nhiều calo hơn như nhiều người vẫn nghĩ.
Giảm năng lượng
Cơ thể sẽ phải tiêu hao một lượng lớn năng lượng chỉ để hâm nóng nguồn nước lạnh mà bạn vừa uống vào. Điều này có thể khiến cơ thể bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
Ảnh hưởng tới quá trình hydrate hóa
Việc uống nước lạnh sẽ làm chậm quá trình bù nước trong cơ thể. Nguyên nhân là vì lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp, trong khí đó nước lạnh lại có khả năng gây mất nước, mất năng lượng.
Đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng
Theo một số nghiên cứu, nước đá lạnh chính là một trong những nguyên nhân gây khởi phát cơn đau nửa đầu. Nước đá lạnh hoặc kem, kem đá khi ăn vào sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh. Những dây thần kinh bị kích thích sẽ ngay lập tức chuyển thông điệp tới não bộ, gây ra đau đầu.
Nước đá khi uống nhiều sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch bên trong cổ họng, khiến bạn cảm thấy khô, rát, khó chịu và đau họng. Ngoài ra, nước đá còn tăng tiết nhầy, gây vướng cổ họng, làm bạn phải khạc nhổ nhiều. Các yếu tố này không chỉ gây viêm họng mà còn có thể tác động xấu, gây bệnh cho phổi về lâu dài.
Uống nước đá lạnh cũng dễ khiến bạn bị hắt hơi, sổ mũi vì hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Sốc nhiệt
Quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt. Nếu bạn uống nước lạnh ngay khi vừa tập luyện xong, nhiệt động trong cơ thể sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc sốc nhiệt.
Đinh Kim (T/h) - Người Đưa Tin Pháp Luật