Quên trả tiền lương cho bảo mẫu đã nghỉ việc, tôi đến tận nhà thì thấy cảnh tượng không thể tin

Tôi không nghĩ mọi việc lại trầm trọng đến mức này.

Xem video: Quên trả tiền lương cho bảo mẫu đã nghỉ việc, tôi đến tận nhà thì thấy cảnh tượng không thể tin của cô với con mình

Khi con gái lớn của tôi được 2 tuổi thì tôi sinh thêm con thứ hai. Vì vậy lúc đó, chồng đi công tác xa nhà, một mình chăm sóc hai đứa con và còn công việc, tôi không thể đảm đương được. Do đó tôi đã thuê một cô giúp việc.

Ban đầu người này đến chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đưa đón con gái tôi đi học, chăm đứa nhỏ khi tôi vắng nhà và cơm nước. Mỗi khi tôi trở về nhà, tôi sẽ chăm sóc con và người giúp việc làm công việc gia đình. Thế nhưng dần dần, người giúp việc này thể hiện năng lực bản thân rất tốt ở mọi khía cạnh: cô nấu ăn ngon, tắm rửa cho lũ trẻ rất sạch sẽ thơm tho, thậm chí còn khéo léo trong việc dạy các con tôi học hành.

Chính vì thế tôi rất ưng, trả thêm lương cho cô để quyết định mời cô ở lại làm việc lâu dài cùng gia đình. Cô cũng đồng ý ngay vì cô không vướng bận chồng con gì cả, chỉ có một người chồng quá cố, thỉnh thoảng về nhà để thắp nhang còn chưa có con.

Ảnh minh họa

Cứ như vậy, tôi dần ỷ lại mọi công việc trong nhà từ cơm nước đến con cái cho cô và chỉ mải mê ra ngoài kiếm tiền. Những ngày nghỉ tôi muốn dành thời gian cho bản thân nên cũng thường xuyên có các buổi cafe cùng bạn bè hoặc ăn uống quá chén tới khuya mới về.

11-12h đêm mới trở về nhà, nhìn các con đã ngủ say, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp tôi lại thầm nghĩ bản thân thật may mắn vì tìm được người bảo mẫu, giúp việc rất có tâm với gia đình.

Thế nhưng khoảng thời gian gần đây, sau gần 10 năm với sự có mặt của người phụ nữ ấy trong gia đình tôi bỗng chợt nhận ra một điều. Rằng dường như tôi đang dần đang bị mất đi thứ gì đó, là vị trí của mình trong căn nhà, là sự quan trọng của bản thân trong căn nhà và đặc biệt là các con tôi.

Lũ trẻ dường như không quan tâm với việc tôi có ở nhà hay không, bao giờ về nhà hay chúng yêu cầu tôi làm việc gì cho chúng. Khoảng cách giữa mẹ con tôi ngày càng xa dần, trong khi đó chúng với cô bảo mẫu lại thân thiết như thể họ mới là mẹ con ruột.

Chính những người hàng xóm, những người bạn xung quanh tôi cũng nhận ra điều đó. Họ trách tôi có lẽ đã quá tin tưởng giao phó con cho người giúp việc để giờ đây các con mới xa lánh mẹ dần. Đỉnh điểm là trong một lần tôi và con gái lớn cãi nhau vấn đề học hành, đứa trẻ đã không thèm nói chuyện với tôi mà chạy thẳng vào phòng của người giúp việc, ôm cô ấy mà khóc nức nở. Tôi bất chợt hoang mang, lo lắng, một cảm giác gì đó rất lạ như... sắp mất con.

Chính vì thế, tôi dành 1 tuần để sắp xếp lại công việc và vạch ra những hướng đi cho mình. Tôi trò chuyện với cô bảo mẫu và lấy lý do gia đình chuẩn bị chuyển đi một nơi ở mới ở rất xa, các con bây giờ cũng đã lớn nên không có nhu cầu thuê cô nữa. Tôi hứa trả thêm tiền lương 2 tháng cho cô vì đã đuổi việc cô quá gấp.

Ảnh minh họa

Người giúp việc buồn bã nhưng không có cách nào khác, cô cũng đồng ý chuẩn bị thu dọn đồ để rời khỏi nhà tôi. Hai đứa trẻ biết chuyện mẹ đuổi người giúp việc lâu năm, chúng khóc lóc ầm nhà, thậm chí còn năn nỉ xin tôi rằng chuyển đi đâu thì hãy cho cô giúp việc đi cùng. Nhưng tôi cương quyết nói: Không thể!

Bình thường tôi đều trả lương cho cô bằng tiền mặt nhưng trước khi cô nghỉ lại chưa chuẩn bị đủ nên nói cô ghi lại số tài khoản ngân hàng, hứa sẽ chuyển sau đó. Vậy nhưng những ngày sau tôi tìm mãi không thấy tờ giấy đó đâu, liền lần theo địa chỉ nhà cô giúp việc để đến tận nhà gửi lại tiền lương và cũng là nói lời tạm biệt với cô một cách chân thành nhất. Thế nhưng cảnh tượng diễn ra trong căn nhà của cô đã khiến tôi khá bất ngờ và vô cùng đau lòng.

Nhìn qua ô cửa sổ của căn nhà cũ nát, tôi thấy hai đứa con tôi đang ở trong nhà cô giúp việc, chúng cười nói vui vẻ và gọi cô ấy là mẹ, xưng con. Nụ cười và những lời nói của lũ trẻ, đã rất lâu rồi chúng chưa làm thế với tôi. Hóa ra đây không phải là lần đầu tiên sau khi cô ấy nghỉ việc, hai chị em chúng đã âm thầm trốn học, rủ nhau tìm đến tận nhà cô giúp việc để được gặp cô vì quá nhớ cô.

Ảnh minh họa

Nhìn thấy 3 người họ trò chuyện vui vẻ, gọi nhau mẹ - con mà lòng tôi đau đớn vô cùng, tự trách bản thân đã quá sai và để mọi thứ đi quá xa.

Giờ đây có nói chuyện cho các con hiểu thì chắc chắn cũng phải mất một thời gian dài và tôi phải làm gì để thực sự tách họ ra, giành được vị trí số 1 trong lòng các con?

Tâm sự từ độc giải phuongpham....

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi con nhỏ quá gắn bó với người giúp việc. Đó không phải điều xấu. Ngược lại nó còn cho thấy bé đang được người giúp việc chăm sóc rất tốt. Đây thực sự là may mắn vì khi mẹ đi vắng, bé đã được ở trong vòng tay an toàn và yêu thương.

Việc trẻ có suy nghĩ gọi người giúp việc là mẹ thực chất cũng không phải là điều gì quá lớn lao. Con vẫn chỉ là một đứa trẻ. Bé gọi bố là “mẹ” và nghĩ rằng gió cũng là sinh vật sống. Vì vậy một đứa trẻ gọi người giúp việc là mẹ không phải vấn đề quá lớn.

Mọi chuyện chỉ thực sự nghiêm trọng khi trẻ dần xa cách bố mẹ và chọn một người khác xứng đáng hơn để làm mẹ. Lúc đó, cha mẹ phải giúp con hiểu rằng, người giúp việc không phải là thành viên gia đình, không phải là những người thân thiết, mang chung dòng máu với mình. Bố mẹ có trách nhiệm giải thích cho con về vai trò và quyền hạn của người giúp việc trong gia đình.

Con cần biết ơn sự giúp đỡ và bày tỏ lòng biết ơn đó bằng hành động với người giúp việc và mọi thứ chỉ nên dừng lại ở đó, đừng vượt quá giới hạn. Quan hệ giữa con và người giúp việc nên được giới hạn trong phạm vi mà bố mẹ quy định và không vượt quá giới hạn.

Cha mẹ có thể:

- Trò chuyện với con về vai trò và quyền hạn của người giúp việc trong gia đình để con hiểu rõ.

- Giảng dạy con về sự tôn trọng và biết ơn công việc của người khác.

- Định rõ các quy tắc và giới hạn trong quan hệ với người giúp việc, bao gồm không vượt quá mức đáng cho phép và không tạo ra sự nhầm lẫn về vai trò của người giúp việc.

- Tạo ra môi trường gia đình ấm cúng và hỗ trợ để con cảm thấy an toàn và gắn kết với bố mẹ.

Quan trọng nhất là xác định một môi trường gia đình lành mạnh và tạo cơ hội cho con phát triển mối quan hệ tình yêu với bố mẹ. Cha mẹ nên dành thời gian và tạo điều kiện cho con để tăng cường mối quan hệ và sự liên kết với gia đình chính của mình.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)