Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), xương khớp không chỉ giúp con người đứng thẳng và di chuyển mà còn có chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng, cung cấp các khoáng chất quan trọng như canxi và phốt pho khi cơ thể cần chúng cho các mục đích sử dụng khác.
Theo Viện hàn lâm bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ (AAOS), vào năm 40 tuổi, những cấu trúc xương bắt đầu mất khối lượng khi cơ thể ngừng thay thế xương cũ. Dần dần, sự mất mát này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động dưới sức của bạn và làm tăng nguy cơ phát triển một tình trạng suy nhược là loãng xương.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến xương khớp bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Angel Planells, phát ngôn viên truyền thông quốc gia của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, cho biết: “Những gì chúng ta ăn và các hoạt động chúng ta làm trong suốt nhiều năm có tác động đến sức khỏe của xương khớp".
Rau gì tốt cho xương khớp?
1. Các loại rau họ cải
Hầu hết các loại rau họ cải đều cung cấp một lượng chất dinh dưỡng giúp củng cố xương, chẳng hạn như vitamin K và canxi. Những chất dinh dưỡng này đóng một vai trò trong việc tăng cường sức khỏe của xương.
Vitamin K hoạt động song song với canxi để hỗ trợ xây dựng xương khỏe mạnh. Hơn nữa, thiếu vitamin K có liên quan đến chứng loãng xương và gãy xương.
Các loại rau họ cải tốt nhất cho xương khớp có thể kể đến như rau chân vịt, cải xoăn, bắp cải, củ cải, súp lơ xanh, cải chíp...
Ví dụ, một bát cải xoăn chín là nguồn cung cấp vitamin K và canxi tuyệt vời, ngoài ra còn cung cấp thêm vitamin A mà magie, giúp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh về xương hiệu quả.
2. Các loại đậu, đỗ
Hầu hết các loại đậu, đỗ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, tiêu biểu như các khoáng chất canxi, magie và phốt pho.
Ngoài ra, các loại đậu, đỗ thường giàu chất xơ và protein, đặc biệt có lợi cho những người ăn kiêng hệ thực vật khi họ phải cắt giảm các sản phẩm từ động vật như thịt và sữa. Chế độ ăn thuần chay không liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương nếu bạn hấp thụ đủ canxi.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyến nghị mỗi người lớn nên bổ sung từ 1.000 đến 1.300 miligam (mg) canxi mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác.
Thực phẩm thực vật như đậu có thể giúp bạn đạt được mục tiêu canxi đó và cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung. Ví dụ, một cốc đậu đen, cung cấp 84 mg canxi, là nguồn cung cấp magie và phốt pho tuyệt vời, ngoài ra còn bổ sung thêm chất xơ và nguồn protein thực vật.
3. Giá đỗ
Theo nghiên cứu, trong 100 g giá đỗ xanh chứa tới 38 g canxi, ngoài ra còn chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon, đây là 2 hợp chất có công dụng làm giảm tỷ lệ hao xương, kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Vì thế, giá đỗ có tác dụng khá tốt trong việc bảo vệ và chống lại sự lão hóa xương.
4. Rau diếp
Trong rau diếp rất giàu canxi, giúp cơ thể phát triển và duy trì xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, trong rau diếp còn giàu vitamin A, các vitamin nhóm B và khoáng chất giúp bạn luôn khỏe mạnh, chống lão hóa, có lợi cho tim mạch.
5. Đậu rồng
Đậu rồng là loại đậu có lượng canxi nhiều nhất trong các loại đậu, rất có lợi trong phòng chống loãng xương. Theo nghiên cứu, trong hạt đậu rồng có chứa 30 - 37% protit, 28 - 31% gluxit; trong quả non có từ 1,9 - 2,9% protit, 3,1 - 3,9% gluxit. Thành phần axit amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin… Do đó, đậu rồng được xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng, có lợi cho xương khớp.
6. Ớt chuông
Ớt chuông là một trong những loại ớt giàu vitamin C nhất. Nó cũng chứa nhiều vitamin A và vitamin K cùng với chất phytonutrients hoạt động như chất chống oxy hóa. Vitamin C được biết đến để giảm đau. Ớt chuông đỏ cũng có một chút capsaicin làm suy giảm các hợp chất đau trong các tế bào thần kinh, từ đó hạn chế cơn đau xương khớp cho người mắc bệnh.
7. Một số loại rau khác
- Tía tô
- Hành tây
- Lá lốt
- Kinh giới
- Cải xoong
- Bí đỏ
- Rau, hoa thiên lý.
Kiêng ăn gì khi bị xương khớp?
Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị bệnh xương khớp nên tránh hoặc hạn chế ăn:
- Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến
- Thực phẩm nhiều muối
- Thực phẩm nhiều đường
- Thực phẩm chứa gluten
- Nội tạng động vật
- Rượu, bia, cafe
- Sản phẩm Glycat hóa bền vững.
Nguồn tham khảo: The 7 Best Bone-Building Foods - Đăng tải trên trang tin y tế Everyday Health - Xuất bản ngày 8/12/2020. |