Ruột khỏe thì sống lâu, 7 thực phẩm tàn phá ruột không kém rượu bia nhưng nhiều người ăn ngày 3 bữa

CTV
Muốn có một hệ miễn dịch tốt, chống lại được nhiều bệnh tật thì bạn phải chăm sóc sức khỏe đường ruột thật tốt.

Ruột là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, vì nó phân hủy những gì bạn ăn và uống cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn tiêu thụ. 

Ruột không chỉ bao gồm hệ thống tiêu hóa, nó cũng là ngôi nhà của hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ vi sinh vật này luôn ở trạng thái cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, và khi ở trạng thái đó, nó sẽ hoạt động bình thường. 

Tuy nhiên, một số yếu tố trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như lượng đường, muối, chất béo và rượu có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và khiến vi khuẩn mất cân bằng. Khi hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng, nó có thể tác động tiêu cực đến những thứ như hệ thống miễn dịch, tiêu hóa và sức khỏe tinh thần.

Sau đây là 10 thực phẩm phá hỏng hệ vi sinh vật đó, gây tổn hại đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn. 

1. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng thật không may, nó là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với sức khỏe đường ruột và hệ vi sinh vật trong đó. 

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut cho thấy thức ăn nhanh có liên quan đến việc tăng mức độ của một số vi khuẩn trong ruột, dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh. 

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng do sự mất cân bằng này, việc tiêu thụ thức ăn nhanh cũng có liên quan đến bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính từng vùng, IBS (hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng.

2. Thức ăn quá mặn

Theo Tạp chí Sinh lý học của Mỹ, chế độ ăn nhiều natri có thể dẫn đến tăng mô và viêm ruột, làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. 

Tạp chí này cũng tuyên bố rằng nhiều nghiên cứu trên động vật đã xác nhận mối liên hệ giữa sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và nguy cơ tăng huyết áp, nhưng cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trên người về mối liên hệ cụ thể này.

3. Thịt đỏ

Rất có thể bạn đã nghe nói về việc thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nhưng bạn có biết điều này có liên quan đến những vấn đề trong đường ruột?

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology đã theo dõi 3.931 người tham gia trên 65 tuổi để xem các nguồn thực phẩm động vật khác nhau ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. 

Sau khi theo dõi khoảng 12,5 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêu thụ thịt đỏ hàng ngày làm tăng khoảng 22% nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi trứng và cá không có tác động tiêu cực đến tim.

Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này có liên quan đến việc thịt đỏ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Theo nghiên cứu, những thay đổi trong ruột này là nguyên nhân gây ra khoảng 10% nguy cơ mắc bệnh tim ở những người tham gia.

4. Chất làm ngọt nhân tạo

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo thực sự có thể liên quan đến việc phát triển chứng không dung nạp gluten do nó có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. 

5. Thịt chế biến

Mặc dù là nguồn cung cấp protein dồi dào, các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói hoặc xúc xích được biết là có khả năng gây ra các vấn đề cho sức khỏe đường ruột do hàm lượng chất béo bão hòa cao. 

Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm giảm tổng số vi khuẩn, sự phong phú và đa dạng của vi khuẩn trong ruột, tất cả đều là dấu hiệu của sức khỏe đường ruột kém.

Ngoài ra, thịt chế biến sẵn có hàm lượng natri cao và nó cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh vật.

6. Nước ngọt

Đồ uống có đường như nước ngọt, nước ép có thêm đường cũng có thể tàn phá sức khỏe đường ruột nếu tiêu thụ thường xuyên.

Theo một đánh giá được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu, đồ uống có đường có liên quan đến sự mất cân bằng của một số vi khuẩn trong ruột. 

Một nghiên cứu từ tạp chí Gut cũng phát hiện ra rằng tiêu thụ đồ uống có đường ở tuổi trưởng thành và cuối tuổi vị thành niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng khởi phát sớm ở phụ nữ. Lý do là đường bổ sung có thể làm xói mòn hàng rào ruột và gây ra mức độ thẩm thấu ruột cao hơn.

7. Rượu bia

Uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe đường ruột. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống rượu ở mức độ từ vừa phải đến nhiều có ít vi khuẩn lành mạnh hơn trong hệ thống tiêu hóa.

Một báo cáo được công bố trên tạp chí Alcohol Research Current Reviews đã xác nhận rằng việc sử dụng rượu mãn tính có thể làm thay đổi sự đa dạng của ruột, tăng tính thấm và tăng viêm.