Đào Lan Phương sinh năm 1983 quê gốc Bắc Ninh từng là cái tên quen thuộc của làng giải trí Việt khi cô càn quét nhiều sàn diễn thời trang, gây ấn tượng ở “Siêu Mẫu Việt Nam” năm 2004. Thế nhưng Lan Phương không lựa chọn ánh hào quang sân khấu mà lui về chăm sóc tổ ấm hạnh phúc khi kết hôn cùng doanh nhân Sammy Hoàng - con trai tỷ phú Việt kiều Mỹ Hoàng Kiều. Vợ chồng Lan Phương hiện có 2 con, 1 bé trai và 1 bé gái Sophia (sinh năm 2008).
Mới đây, cựu siêu mẫu chia sẻ những hình ảnh về cô con gái ở tuổi 14. Bé Sophia khiến ai nấy đều xuýt xoa bởi sở hữu vóc dáng thon gọn, gương mặt xinh xắn có nhiều nét của mẹ và đôi chân dài mướt mải. Không ít người dành lời khen ngợi Sophia có thể trở thành siêu mẫu giống mẹ, thậm chí là Hoa hậu Việt tương lai.
Được biết gia đình Đào Lan Phương, Sammy Hoàng và con trai, con gái Sophia hiện đang sinh sống trong căn biệt thự trị giá 750 tỷ ở Mỹ, thỉnh thoảng bà mẹ sẽ đưa các con về quê hương Việt Nam để thăm thú. Hiện tại mẹ con Lan Phương đang có mặt ở Đà Nẵng và chuẩn bị ra Hà Nội.
Được biết dù sống trong gia đình có điều kiện về vật chất nhưng vợ chồng Đào Lan Phương vẫn luôn đặt phương châm dạy dỗ con gái Sophia cũng như con trai thật chỉn chu. Cả hai thống nhất sẽ chi tiêu, mua sắm cho các bé ở mức phù hợp, coi trọng tự lập và rèn các con tự lập. "Tôi và ông xã đều nhất quán trong việc dạy dỗ, học tập của các con. Tất cả đều dựa trên sở thích tiêu chí phù hợp với các con. Bản thân tôi từ trước đến giờ luôn khá cần kiệm, không cho phép bản thân có thể hoang phí. Tôi cũng luôn dạy 2 con như thế, ngoài kia còn nhiều mảnh đời khó khăn nên các con cần biết quý trọng những gì mình có.
Còn ông xã ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên luôn coi trọng sự tự do và tự lập. Anh ấy rèn cho các con hình thành thói quen tự lập mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Hơn nữa, anh ấy cũng rất đảm đang và hỗ trợ tôi trong việc nuôi dạy con. Vì vậy mỗi lần xa nhà dài ngày, tôi đều rất yên tâm" - Đào Lan Phương cho hay.
Đào Lan Phương kể thêm về vai trò làm chồng, làm bố của con trai Hoàng Kiều: "Sammy không phải người chồng gia trưởng, anh giúp đỡ vợ mọi việc trong nhà như rửa bát, nấu cơm, chăm sóc con. Anh tôn trọng mọi sở thích riêng tư của vợ, làm gì miễn sao tôi vui là được. Suốt bao nhiêu năm bên nhau, 2 vợ chồng chẳng bao giờ cãi nhau quá 1 ngày, mà có thì anh Sammy cũng là người làm lành trước".
Không chỉ vậy, cặp bố mẹ đều mang trong mình dòng máu Việt. Thậm chí chính ông nội của Sophia cũng là người Việt. Vì vậy họ dạy các bé coi trọng giá trị truyền thống người Việt thông qua những món ăn như nem rán, phở bò... do chính tay Lan Phương chuẩn bị hay các chuyến hồi hương vào dịp nghỉ hè của các bé. "Kính trên nhường dưới, uống nước nhớ nguồn và biết sẻ chia, giúp đỡ là những điều vợ chồng tôi dạy bé Susi. Học trường quốc tế, chỉ sử dụng tiếng Anh nhưng về nhà cháu vẫn giao tiếp với cha mẹ, ông bà bằng tiếng Việt. Tôi cũng thường đọc truyện cổ tích Việt Nam cho cháu nghe. Bé Susi nghe rất chăm chú và tỏ ra thích thú những gì liên quan đến văn hoá".
Khi được hỏi con gái xinh đẹp liệu có lấn sân vào showbiz như mẹ trong tương lai, 8X Bắc Ninh cho rằng việc con lựa chọn hướng đi như thế nào là phụ thuộc vào bé. Hiện tại vợ chồng cô chỉ biết hỗ trợ con theo học một số môn năng khiếu mà bé thích. Còn tương lai bé có tiếp tục hay không thì cả hai vẫn ủng hộ.
Sinh trưởng trong gia đình có điều kiện vật chất, dạy con tính tiết kiệm và tự lập là 2 điều vô cùng cần thiết và khó khăn của vợ chồng Đào Lan Phương. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo những cách để dạy con tự lập và tiết kiệm: DẠY CON TỰ LẬP 1. Dạy con tự vệ sinh cá nhân Hầu hết những thói quen tốt của trẻ được hình thành từ rất sớm, giai đoạn đầu đời là thời điểm thích hợp để rèn cho con những thói quen này. Hãy bắt đầu bằng thói quen vệ sinh cá nhân. Khi trẻ nhỏ 3 tuổi, cha mẹ có thể vừa làm vừa dạy con cách đánh răng, mặc quần áo nhưng khi con lớn hơn 3 tuổi, cha mẹ chỉ nên giúp đỡ trẻ chứ không nên làm thay con vì khi trẻ hơn 3 tuổi là chúng có khả năng tự vệ sinh cá nhân được rồi. 2. Dạy con cách chăm sóc bản thân Từ việc tự biết vệ sinh cá nhân, trẻ sẽ hình thành được ý thức chăm sóc bản thân mình nhất là khi gặp phải những sự cố mà không có người lớn ở bên cạnh. Khi trẻ đạt 4, 5 tuổi nên dạy trẻ một số thông tin như số điện thoại, địa chỉ, tên nơi ở và một số cách để sơ cứu bản thân khi cần thiết như cách cầm máu, cách kiểm tra hơi thở,... 3. Dạy con kỹ năng phòng vệ, kỹ năng sinh tồn Tuy trẻ còn khá vụng về và yếu đuổi trước những tình huống nguy hiểm nhưng ta có thể dạy con cách phòng vệ như: không để người lạ tiếp cận khi ở nhà một mình, không tự ý bỏ đi chơi khi không có sự đồng ý của người lớn hay một số kỹ năng thoát hiểm, tránh những nơi nguy hiểm có lửa, điện, nước,... 4. Dạy con biết điều chỉnh cảm xúc Khi cha mẹ Nhật dạy con tự lập, họ rất chú trọng đến vấn đề điều chỉnh cảm xúc của con mình. Đó là lý do ta luôn nhìn thấy được ở người Nhật một phong thái bình tĩnh trước mọi tình huống, ngay cả trong những thảm họa khốc liệt. Ngay từ nhỏ, cha mẹ Nhật đã dạy con mình biết cách tôn trọng người khác, họ cho rằng một đứa trẻ có thể nghịch ngợm ở nơi công cộng do tính hiếu kì nhưng khi đứa trẻ quậy phá không có ý thức thì lỗi là do người lớn không biết cách dạy con mình. 5. Dạy con cách chia sẻ, giúp đỡ Muốn dạy con tự lập từ sớm nhưng không tư hữu cá nhân, không ích kỷ đòi hỏi cha mẹ phải rèn con mình cách chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đó cũng là một trong những cách dạy con tự lập của người Nhật. Hãy bắt đầu hình thành thói quen đó cho con bằng cách trao yêu thương và đón nhận lại yêu thương từ con mình. Dạy con cách chăm sóc cha mẹ, ông bà, người thân, chia sẻ những món đồ chơi, những phần ăn cho người xung quanh,... DẠY CON TIẾT KIỆM ĐÚNG CÁCH Trẻ nhỏ như một trang giấy trắng, dễ bắt chước và ghi nhớ hành động của người lớn. Vì vậy nếu người lớn dạy trẻ điều hay lẽ phải và giúp trẻ tuân theo đúng cách, trẻ sẽ như trang giấy màu sặc sỡ. Ngược lại, tờ giấy trắng sẽ bị lấm lem vết mực đen. Do vậy, tiết kiệm đúng cách nên được dạy từ nhỏ. Mẹ cũng nên phân biệt cho bé tiết kiệm khác với ích kỷ, tằn tiện ra sao và áp dụng thực tế đối với đồ dùng của trẻ như đồ chơi, đồ dùng học tập. Ví dụ như, thay vì viết những loại bút quá đắt tiền (lãng phí) hoặc chất lượng quá kém (tằn tiện) nhưng giá trị không xứng, cha mẹ có thể dạy trẻ chọn một loại bút khác rẻ hơn và nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. |