Tác hại không ngờ của việc đi giày cao gót thường xuyên

Thói quen đi giày cao gót có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài.

Đau lưng

Bạn đã bao giờ thấy mình nghiêng về phía trước sau khi đi giày cao gót cả ngày dài chưa? Điều này xảy ra bởi vì bạn cảm thấy cần phải giải phóng áp lực lên lưng. Lưng của bạn có dạng đường cong chữ C ở vị trí bình thường. Đi giày cao gót, sẽ làm thay đổi hình dạng của cột sống, và theo thời gian, có thể làm mòn sụn trên đĩa đệm, khớp và dây chằng ở lưng của bạn.

Tạo thêm áp lực cho đôi chân

Sự cân bằng tự nhiên của đôi chân bị biến dạng khi đi giày cao gót, tạo thêm áp lực lên các cơ ở bàn chân, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ, độ dài sải chân và dáng đi của bạn.

Có thể làm hỏng đầu gối

Do lực quay đầu gối và lực nén quá lớn, đầu gối của bạn dễ bị tổn thương hơn khi bạn đi giày cao gót. “Viêm khớp do mòn”, được gọi là thoái hóa khớp gối, xảy ra với phụ nữ thường xuyên hơn nhiều so với nam giới, và đi giày cao gót là một trong những lý do chính gây ra tình trạng này.

Cơ bắp chân của bạn có thể bị ảnh hưởng do chiều cao quá mức, vì vậy mắt cá chân của bạn có thể khó di chuyển bàn chân về phía trước trong khi bạn đi bộ.

Thêm vào đó, vì mắt cá không ở vị trí bình thường, nên gân Achilles có thể bị co lại. Theo thời gian, bạn có thể gặp phải tình trạng viêm có tên là viêm gân Achilles chèn.

Sức khỏe - Tác hại không ngờ của việc đi giày cao gót thường xuyên

Đau hông

Theo một nghiên cứu, nếu bạn đi giày cao gót thường xuyên, bạn có thể bị đau nhức hông. Cơ gập hông buộc phải giữ ở tư thế gập liên tục và sự co cơ này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe theo thời gian.

Móng chân mọc ngược

Nếu đã có móng chân mọc ngược, thì bạn nên cân nhắc kỹ khi đi giày cao gót. Nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và có thể gây đau, tấy đỏ hoặc thậm chí là nhiễm trùng. Còn nếu bạn chưa từng trải qua điều này, thì việc đi giày cao gót có thể tạo ra môi trường thích hợp để phát triển nó.

Dị tật hammertoe - ngón chân quắp

Đi giày cao gót thường xuyên, khiến ngón chân bị bó buộc trong không gian chật hẹp của đôi giày với thời gian dài gây nên sự mất cân bằng của cơ, gân và dây chằng, làm phát triển một dị tật ở bàn chân gọi là ngón chân quắp.

Chứng suy giãn tĩnh mạch

Khi bạn đứng trên giày cao gót, máu không bơm qua tĩnh mạch như bình thường do cơ bắp chân bị co lại. Vì vậy, bạn có thể bị giãn tĩnh mạch theo thời gian gây khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt.

Tuy nhiên biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Rối loạn kinh nguyệt

Những bà bầu được khuyến cáo không nên sử dụng giày cao gót vì tăng nguy cơ sẩy thai. Giày cao gót cản trở sự lưu thông máu ở bàn chân dẫn đến phù mắt cá chân. Đi giày cao gót càng mảnh, gót cao thì nguy cơ cơ rối loạn chu kì kinh nguyệt mãn kinh sớm, hình thành các u nang càng cao.

Giảm khả năng sinh con

Đi giày cao gót gây nên những ảnh hưởng xấu đến khung xương chậu chi phối hoạt động của hệ thống niệu sinh dục, dẫn đến việc có thể bị lãnh cảm, giảm khả năng có con

Không nhất thiết phải bỏ giày cao gót nhưng nên chọn giày có độ cao vừa, không đi giày quá chật và đi trong thời gian ngắn.