Tại sao thái giám thời xưa sợ nhất việc phục vụ các phi tần tắm rửa, hóa ra có liên quan đến "chuyện nhạy cảm"

CTV
Các thái giám vốn đã mất chức năng sinh dục nhưng ham muốn vẫn còn, lại phải hầu hạ các phi tần tắm rửa khiến họ bức bối chẳng khác gì bị tra tấn tinh thần.

Với tư cách là người thống trị tối cao của xã hội phong kiến, trong hậu cung của hoàng đế có tam cung lục viện với cả chục, cả trăm cung tần mỹ nữ. Với nhiều phi tần như vậy, trong cung tất nhiên cũng cần một số lượng lớn cung nữ phục vụ họ.

Tuy nhiên, một số công việc thể chất vẫn cần đàn ông làm nhưng hoàng đế lo lắng rằng bản thân có thể bị "cắm sừng" nếu có nam giới thường xuyên ra vào hậu cung, do đó mà thái giám mới xuất hiện. Họ là những người đã trải qua quá trình tịnh thân (thiến bộ phận sinh dục) trước khi được thu nạp vào cung hầu hạ.

Các thái giám thời xưa rất sợ việc phải hầu hạ các phi tần tắm rửa. (Ảnh minh họa)

Sau khi bị thiến, thái giám trong cung có thể làm bất cứ việc gì, họ không bao giờ kiêng kỵ chuyện nam nữ khác biệt, ngay cả khi phi tần đi tắm cũng thường có thái giám túc trực bên cạnh. Nói đến đây, có thể nhiều đàn ông thời hiện đại sẽ cảm thấy ghen tị khi thái giám có thể ngắm nhìn các phi tần xinh đẹp của hoàng đế lúc tắm - một cơ hội hiếm có.

Tuy nhiên với các thái giám, hầu hạ phi tần tắm rửa lại là việc khiến họ khiếp sợ và không muốn làm. Theo một số sử sách dân gian thì có một số lý do khiến các thái giám sợ điều đó.

1. Công việc vất vả

Các phi tần thường muốn tắm sau bữa tối khoảng 1 tiếng, thời gian này rơi vào khoảng 7h00-7h30 tối, quá trình diễn ra cũng rất rườm rà.

Vì thời cổ đại không có điện và không có khí đốt tự nhiên nên 4 thái giám phải khiêng bồn vào phòng trước khi tắm nửa tiếng. Sau đó, họ đổ nước nóng và lạnh vào bồn cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp. Sau khi pha nước xong, 2 thái giám chuẩn bị khăn tắm, các đồ dùng cần thiết cho việc tắm trong khi 2 thái giám còn lại phải để ý theo dõi nhiệt độ nước.

Trong quá trình tắm, do nước có thể nguội dần đi nên các thái giám vẫn phải liên tục thêm nước để đảm bảo nước không quá lạnh. Chỉ riêng việc này đã vắt kiệt sức lực của họ. Hơn nữa nếu chỉ sơ sẩy để nhiệt độ hơi quá nóng hoặc quá lạnh, làm phật ý chủ nhân thì họ có thể phải nhận những hình phạt nặng nề.

Ngoài ra, một số phi tần vì muốn có hương thơm quyến rũ để hầu hạ hoàng đế sẽ yêu cầu thêm một số nguyên liệu vào chậu tắm. Nếu một ngày nào đó các vị cung phi đột nhiên muốn đi tắm, các thái giám sẽ bị trừng phạt nếu không kịp thời chuẩn bị hương liệu.

Hơn nữa, phi tần tắm rửa trước sau đều phải 3,4 canh giờ, phải rất lâu mới có thể xong việc. Đặc biệt là khi hầu hạ một số nữ nhân quyền cao chức trọng trong cung, các thái giám lại càng run sợ vì nếu không cẩn thận có thể mất mạng. 

Từ Hi Thái hậu nổi tiếng có nhiều yêu cầu đặc biệt khi tắm. 

Sử sách dân gian có đồn đại rằng Từ Hi Thái hậu khi tắm rửa có rất nhiều yêu cầu. Theo ký ức của những cung nữ hầu hạ bà, Từ Hi phải đi tắm mỗi ngày, các thái giám và cung nữ bắt đầu làm việc 4 tiếng trước khi bà đi tắm. Vì Từ Hi rất quan tâm đến việc tắm rửa nên phải có 100 chiếc khăn tắm, vải của những chiếc khăn này rất đắt tiền, chúng được chia thành bốn chồng, mỗi chồng 25 chiếc, cách sử dụng và cách giặt của mỗi chiếc khăn đều khác nhau. 

Ngoài ra, Thái hậu còn sử dụng hai chậu tắm khác nhau, một chậu rửa phần thân trên, một chậu rửa thân dưới. Để có thể thoải mái tắm, Từ Hi còn yêu cầu làm một chiếc ghế có thể xoay theo ý muốn. Khi Từ Hi đi tắm, nếu cảm thấy hơi mệt, bà có thể nằm trên ghế nghỉ ngơi và yêu cầu cung nữ, thái giám massage cơ thể. Việc massage này phải hết sức cẩn thận, nếu dùng sức không khéo sẽ làm Từ Hi nổi giận. 

Có thể nói việc hầu hạ phi tần, nữ nhân trong hậu cung tắm rửa chẳng khác gì chơi đùa với hổ dữ, nhẹ thì chịu phạt, nặng thì mất mạng.

2. Tổn thương tinh thần

Theo một cuốn tự truyện được viết bởi Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc, ông đã phải chịu đựng sự sỉ nhục và tra tấn tinh thần không thể tưởng tượng được khi phục vụ Hoàng hậu Uyển Dung - hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh. 

Mỗi khi phi tần tắm rửa, thái giám có thể phải cùng cung nữ xoa bóp. Giai đoạn này, thái giám phải quỳ trên mặt đất, họ không dám ngẩng đầu lên nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm trọng. Tôn Diệu Đình cũng đã đề cập trong cuốn tự truyện của mình rằng hoàng hậu Uyển Dung cũng bắt ông phải làm như vậy. Hoàng hậu thậm chí còn yêu cầu Tôn Diệu Đình xoa lưng và xoa bóp cho bà khi đang tắm.

Việc phải xoa bóp cho các phi tần khi đang tắm khiến các thái giám dù mất bộ phận sinh dục nhưng vẫn chẳng trách được cảm giác kích thích. (Ảnh minh họa)

Chuyện như vậy quả thực đáng sợ đối với các thái giám bởi dù mất đi chức năng tình dục nhưng cơ thể vẫn cảm thấy có sự kích thích vì nội tiết tố nam vẫn được tiết ra. Theo Tôn Diệu Đình, đây mới là điều khiến ông sợ hãi nhất vì nó chẳng khác gì một kiểu tra tấn tinh thần với con người.

Thời điểm đó, Tôn Diệu Đình đã nhờ các cung nữ giúp ông làm việc này nhưng thay vì được thông cảm, họ lại khinh miệt, chế giễu ông không ra đàn ông hay đàn bà. Điều này càng khiến các thái giám sợ hãi và tổn thương. 

Nam giới bị cắt "cậu nhỏ" sẽ như thế nào?

Về mặt sinh lý, mặc dù các thái giám khiếm khuyết bộ phận sinh dục nhưng tuyến sinh dục của họ vẫn còn và tiếp tục tiết ra hormone sinh dục. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến họ vẫn có nhu cầu tính dục. Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý.

Bởi vậy nên Tôn Diệu Đình mới nói việc phục vụ các phi tần tắm là một sự tra tấn khi bản thân vẫn có cảm xúc, vẫn ham muốn nhưng lại không thể thỏa mãn được vì đã không còn bộ phận sinh dục. 

Không chỉ phải chịu những vấn đề trên, cơ thể của các thái giám cũng trải qua nhiều thay đổi sau khi tịnh thân. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa năm 1991 đã liệt kê ra một số hậu quả về sức khỏe mà những nam giới bị "hoạn" gặp phải:

Mở rộng tuyến yên: Hai nhà nghiên cứu người Mỹ Tandler và Grosz đã chụp X-quang hộp sọ của 10 người đàn ông bị thiến kể từ khi còn nhỏ và nhận thấy có 7 người trong số họ có kích thước tuyến yên lớn. Tuy nhiên một nghiên cứu khác thực hiện ở Bắc Kinh, chụp X-quang hộp sọ của 27 thái giám lại không nhận thấy sự thay đổi này.  

Thay đổi bộ xương: Hai nhà nghiên cứu Tandler và Grosz đều nhận thấy các thái giám có xương mỏng hơn và họ đều mắc chứng gù lưng. Ngoài ra, bệnh nhuyễn xương do thiếu vitamin D rất phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ 21, và sự thiếu hụt vitamin D có thể đã góp phần gây ra chứng loãng xương ở các hoạn quan Trung Quốc.

Nữ hóa tuyến vú: Bộ ngực của các hoạn quan có xu hướng to ra và dài hơn. Một số đối tượng nghiên cứu của nhóm chuyên gia người Mỹ Hikmet và Regnault còn bị phì đại tuyến vú.

Những quan sát về chứng vú to ở nam giới bị thiến này cũng giống như báo cáo của một số chuyên gia khác rằng khoảng một nửa số nam giới mắc chứng suy sinh dục chức năng trước tuổi dậy thì phát triển chứng vú to. 

Sự biến mất của tuyến tiền liệt: Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tuyến tiền liệt của các thái giám có xu hướng co lại, ở một số người thậm chí còn không thể sờ thấy.