Thông tin mới nhất về quy định rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2024

Bản dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất vẫn giữ nguyên 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội. 

Theo bản dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn được giữ.

Phương án 1 chia thành 2 nhóm.

Nhóm 1, tiếp tục cho rút bảo hiểm xã hội một lần với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025).

Nhóm 2, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút bảo hiểm xã hội một lần nữa.

Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

rut-bao-hiem-xa-hoi-1-1711601605.jpg
Bản dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất vẫn giữ nguyên 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa

Những trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được rút bảo hiểm xã hội một lần

Những trường hợp này bao gồm những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Hoặc những người mắc các bệnh, tật có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Tại điểm a và b khoản 1 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu, gồm có: Sổ bảo hiểm xã hội; quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm có: Sổ bảo hiểm xã hội và đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Điều kiện hưởng lương hưu

Theo Điều 54 Luật BHXH quy định người lao động khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.

Với thời gian đóng BHXH 19 năm 11 tháng thì bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm. Do đó, bạn có thể tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện nêu trên.

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH 2014 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi

- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:

- Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH

- Đủ 56 tuổi.

Trong điều kiện lao động đặc biệt người lao động được nghỉ hưu trước tuổi.

Xem thêm: 3 trường hợp phải tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, lương hưu trong năm 2024

Minh Khuê (t/h)