Nghệ thuật hát cải lương được biết là xuất xứ từ các vùng sông nước miền Nam, các vùng Tiền Giang, Hậu Giang. Người ta không lấy làm lạ khi biết ở Mỹ Tho, nơi con sông Tiền Giang chảy qua được gọi là cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương.
Song vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi mà giọng nói của người dân có âm sắc nặng hơn miền Nam, tiếng nói không trong suốt êm dịu như dân ở các miền sông nước Hậu Giang, ấy vậy mà Quảng Ngãi sản sinh được danh ca vọng cổ Thanh Tuấn và nữ diễn viên tài sắc Thy Trang mà giới sân khấu cải lương trước và sau năm 1975 đều thương mến và ca ngợi.
Mới đây, trên một group, dân tình đang bàn luận xôn xao về cô tiên, cô tấm ngày xưa. Trong đó, Thy Trang từng vào vai tiên nữ trong truyện cổ tích "Của thiên trả địa".
Nhan sắc của nàng tiên xinh đẹp lộng lẫy trong bất kể khung ảnh chụp vội của bộ phim đang được trình chiếu trên youtube.
Năm xưa, series truyện cổ tích được các diễn viên đóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của thiếu nhi là thế hệ 8X, 9X đời đầu. Lúc này, các diễn viên Việt Nam đều được đánh giá là tài năng và nổi tiếng nhờ thực lực. Khi công nghệ làm phim, chỉnh hình hay trang điểm, phục trang chưa phát triển nhưng họ đã thu được lượng đông đảo khán giả nhí màn ảnh nhỏ.
Dân tình thú nhận năm xưa, các cô tấm, cô tiên đều sở hữu vẻ đẹp trời phú, mỗi người một vẻ đẹp hút hồn mà chẳng cần "sửa mũi hay trồng răng sứ". Có người còn chia sẻ, giờ đã 28 tuổi nhưng khi ăn cơm vẫn xem cổ tích Việt Nam.
Thy Trang xuất thân là người con của xóm nghèo miền quê. Cô bén duyên với nhóm Đồng Ấu Bạch Long từ năm 11 tuổi. Năm 17 tuổi, cô thi đậu vào trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2, khoa diễn viên. Nhờ có học ca và diễn khi còn bé, nhờ thiên tư diễn xuất, nhờ có giọng ca và nhan sắc thiên phú, Thy Trang rực sáng trong bạn đồng học ở trường Nghệ Thuật Sân Khấu.
Chỉ sau năm học đầu tiên, Thy Trang và Lê Tứ được nhà trường chọn cho đi thi Liên Hoan Sân Khấu Tài Năng Trẻ toàn quốc năm 1998 ở Đà Nẵng và đoạt huy chương vàng giải Diễn viên trẻ tài năng cùng với Lê Tứ. Tính đến nay, Thy Trang là nữ nghệ sĩ được tuyển chọn cho xuất ngoại biểu diễn ở Paris 5 lần trong dịp 5 cái Tết ở xứ người. Profile sự nghiệp của nữ nghệ sĩ cải lương sinh năm 1986 dài không kể hết.
Song song với đó, điều ở cô khiến người ta nhớ lâu và nhiều lại chính là nhan sắc.
Nữ nghệ sĩ Thy Trang cao ráo, nước da trắng mịn, khuôn mặt đẹp, giọng ca truyền cảm lại được học ca và diễn một cách căn bản, được nhiều dịp xuất ngoại sang Pháp nên phong cách trình diễn và cách cư xử với bạn bè cũng có phong cách sang trọng, dễ chiếm cảm tình của bạn bè và khán giả. Đó là những lợi thế giúp cho Thy Trang đạt được thành công trong sự nghiệp ca hát của cô. Từ cái xóm nghèo ở Lò Than quận 8, cô gái Đức Phổ Quảng Ngãi nhiều lần hóa thân thành công chúa đẹp trong truyện thần tiên ngày xưa.
Nghệ sĩ cải lương xinh đẹp giờ đã bước sang tuổi 37. Cô có tăng cân nhẹ nhưng nụ cười dịu hiền, phúc hậu năm xưa khi còn đóng tiên nữ vẫn vẹn nguyên.
Trải qua sinh nở, dường như nàng tiên của truyện cổ tích "Của thiên trả địa" đã tăng cân không ít. Cô con gái nhỏ của người đẹp 8X giờ thừa hưởng nhiều nét đẹp từ mẹ.
Thy Trang khi lên sân khấu diễn make-up đậm đà nhưng khi ở đời thường, cô lại chỉ đơn giản với 1 lớp son môi. Làn da của mỹ nhân U40 vô cùng xịn sò, căng bóng và hồng hào đáng ghen tị.
Có lẽ điều làm nên vẻ nổi bật cho Thy Trang cũng như các nghệ sĩ trình diễn kịch, sân khấu cải lương chính là phục trang và lối make-up. Dân tình vẫn thường hay nói đùa nhau câu nói, tô trét đậm như diễn tuồng là vì vậy. Khi được tạo khối, đánh phấn nền trắng sáng, họ mới trở nên đồng điệu và kết hợp ăn ý với trang phục cổ trang. Thêm vào đó, sân khấu trình diễn kịch thường ở trong nhà hát nên họ buộc phải tút tát lộng lẫy, khoa trương một chút để ăn nhập với ánh sáng sân khấu.
Nữ nghệ sĩ cải lương Thy Trang giờ U40 vẫn miệt mài đóng góp cho nghệ thuật nước nhà. Người đẹp khi lên sân khấu đem đến cho người xem những đoạn trình diễn đầy xúc động. Cô cũng biến hóa khôn lường với nhiều style trang điểm khác nhau.
Dù có trang điểm đậm đà cỡ nào thì vẻ đẹp phúc hậu, mặn mà và đằm thắm của người làm nghệ thuật chân chính như Thy Trang vẫn không thể lẫn với bất cứ ai.
Yếu tố nghề nghiệp đặc thù nên mỗi lần hóa trang, cô phải sử dụng rất nhiều kĩ thuật trong trang điểm. Từ phủ kem, phấn dày tới đánh khối, đeo mi giả lẫn sử dụng lens mắt sáng màu, giãn tròng.
Make-up đậm khiến cho người đẹp khi đi làm đôi lúc trông có vẻ hơi dừ với tuổi thật. Tuy nhiên, tùy vào trang phục mà cô cũng linh hoạt xử lý layout sao cho phù hợp.
Dường như với các bộ cánh cổ trang thì Thy Trang thường sẽ tút tát đậm hơn các bộ cánh với áo dài, váy áo tứ thân.