Tips thể hiện kỹ năng lắng nghe khi phỏng vấn

Phỏng vấn là cuộc đối thoại bình đẳng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Trước một ứng viên có kỹ năng lắng nghe, nhà tuyển dụng thấy được tôn trọng, được tin tưởng và dễ đạt được mục tiêu buổi phỏng vấn. Ngược lại, lắng nghe tốt cũng giúp ứng viên chứng minh được năng lực, phẩm chất cá nhân để nổi bật trong buổi phỏng vấn.

Vậy ứng viên nên thể hiện kỹ năng lắng nghe như thế nào? Dưới đây là một số bí kíp hay bạn có thể tham khảo.

lang-nghe-1-1673490678.png
 

Tập trung hoàn toàn vào người nói

Có nhiều biểu hiện chứng tỏ, ứng viên có kỹ năng lắng nghe tốt trong buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm Cần Thơ, Long An hay TPHCM... Một trong những cách đó là “lắng” lại, tập trung toàn bộ tâm trí vào cuộc đối thoại. Hãy loại bỏ những thiết bị có thể gây nhiễu như: tắt di động, cất máy tính, ngừng việc riêng và hướng về phía người nói.

Điều này giúp ứng viên nắm trọn vẹn thông tin nhà tuyển dụng muốn truyền tải. Quan trọng hơn, khi ứng viên tập trung 100% vào người nói thì khi đó, nhà tuyển dụng cảm nhận được vai trò quan trọng của họ. Nó kích thích họ chia sẻ nhiều hơn, trao giá trị nhiều hơn. Điều này giúp ứng viên, kể cả có thất bại trong cuộc phỏng vấn lần này vẫn nhận được kinh nghiệm, bài học quý thậm chí chính chia sẻ của nhà tuyển dụng lại mang tới cơ hội công việc mới cho bạn.

Không ngắt lời và lên tiếng đúng lúc

Một ứng viên lắng nghe tốt sẽ không cắt ngang lời nhà tuyển dụng khi không cần thiết. Bởi xen ngang vào lời nói nhà tuyển dụng là điều tối kỵ. Nó vừa thể hiện bạn không tôn trọng, không quan tâm tới lời nói của họ mà còn chứng tỏ sự “hiếu chiến, hiếu thắng” của bạn. Điều này dễ khiến buổi phỏng vấn trở nên căng thẳng thậm chí đi theo chiều hướng tiêu cực.

Bạn chỉ lên tiếng khi nhà tuyển dụng đã nói xong. Trong một số trường hợp phải lên tiếng thì bạn cần bắt đầu bằng câu: “Xin phép anh/chị, em xin ngắt lời một chút”. Sau đó mới trình bày điều bạn muốn nói. Tuy nhiên, kể cả là lên tiếng đúng lúc thì tuyệt nhiên cũng không nên đưa ra nhận định mang tính sai, đúng hay chỉ trích, phê phán mà bạn chỉ nên nêu quan điểm có tính chất cá nhân.

 Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung4-1673490859.jpg
 

Lắng nghe không chỉ là “nghe” hoàn toàn. Một ứng viên lắng nghe tốt còn phải biết tìm khoảng lặng trong cuộc phỏng vấn, tìm những thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi. Chính câu hỏi đưa ra phản ánh khả năng lắng nghe của bạn ở mức độ nào.

Đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề nhà tuyển dụng vừa chia sẻ không chỉ thể hiện bạn hiểu rõ nội dung cuộc phỏng vấn mà còn cho thấy khả năng lĩnh hội, phát hiện vấn đề... Hơn nữa, nó cho thấy sự tự tin của bạn trong giao tiếp. Đây là phẩm chất quan trọng góp phần làm nên thành công của một nhân sự nên chắc chắn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Sử dụng ánh mắt phù hợp

Trong kỹ năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ hình thể khéo léo giúp bạn có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, điều này không đơn giản, nhất là kỹ năng giao tiếp bằng mắt. Thay vì nhìn chằm chằm vào nhà tuyển dụng, bạn cần luyện tập để có ánh nhìn tự nhiên, thân thiện. Thay vì đảo mắt liên tục bạn có thể thay đổi ánh nhìn xuống phần mũi, cằm, miệng của họ trong vài giây để tạo sự thoải mái cho đôi bên. Trong trường hợp có nhiều nhà tuyển dụng phỏng vấn cùng lúc, bạn hãy cố gắng nhìn từng người trong lúc trao đổi. Chỉ khi hoàn thành cuộc hội thoại thì bạn mới chuyển ánh mắt sang nhà tuyển dụng tiếp theo.

Điều này giúp bạn dễ nắm bắt được cảm xúc thậm chí những điều nhỏ nhất trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Từ đó bộc lộ cảm xúc, thái độ như đồng tình, tán dương kịp thời với chia sẻ từ họ.

Lặp lại thông tin vừa nói

Trong lắng nghe có lắng nghe thụ động và chủ động. Một ứng viên lắng nghe thụ động là chỉ biết nghe, tiếp nhận mà không có ý kiến, không đặt câu hỏi, thậm chí nghe “chưa rõ” cũng không hỏi lại. Đây là sai lầm mà ứng viên cần tránh.

Để hiểu rõ nội dung nhà tuyển dụng truyền tải hay đơn giản là chắc chắn với câu hỏi, nên lặp lại thông tin vừa nghe để đảm bảo điều bạn nghe là chính xác. Sau khi có sự xác nhận từ nhà tuyển dụng thì bạn hãy tiếp tục câu chuyện. 

Bạn nên áp dụng cách này đặc biệt với những thông tin quan trọng. Đừng sợ điều đó gây mất điểm. Rất có thể, nó còn khiến bạn được đánh giá cao vì sự chủ động trong lắng nghe. Điều quan trọng hơn, nó giúp bạn tránh hiểu sai thông tin quan trọng.

Một ứng viên có kỹ năng lắng nghe luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và dễ đạt được kết quả tốt trong buổi phỏng vấn. Do đó, bạn hãy áp dụng ngay 4 cách trên để rèn luyện khả năng lắng nghe chủ động của mình ngay hôm nay nhé.

Nguyễn Lý