3 loại thực phẩm quen thuộc trở thành 'thuốc độc' khi hâm lại, 90% người Việt mắc phải sai lầm, hãy vứt ngay

Nhiều người cảm thấy tiếc khi đổ thức ăn thừa và thường xuyên hâm lại sau khi để qua đêm tuy nhiên có 3 loại thực phẩm sẽ vô tình trở thành "thuốc độc" cần loại bỏ, chớ có tiếc rẻ.

Nhiều người để tránh lãng phí sẽ hâm lại thức ăn thừa, nhưng các chuyên gia gần đây đã cảnh báo rằng có ba loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm lại, nếu không có thể gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Theo báo New York Post, chuyên gia dinh dưỡng Harini Bala cho biết, rau chân vịt (cải bó xôi) là một trong những thực phẩm cần tránh. Rau chân vịt chứa nitrat, và khi hâm nóng ở nhiệt độ cao, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrosamine, một chất gây ung thư đã được biết đến. Bala đã nhiều lần kêu gọi trên mạng xã hội: "Đừng hâm lại rau chân vịt, tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu chín."

3-thuc-pham-khong-ham-lai-2-1734407124.jpg
Không nên ăn lại rau cải qua đêm. Ảnh minh họa

Tiếp theo là trà. Bala chỉ ra rằng, khi trà bị hâm lại, các đặc tính chống oxy hóa của nó sẽ bị phá hủy, dẫn đến việc tăng lượng tannin trong trà, làm cho trà trở nên đắng hơn. Ngoài ra, trong trà còn có thể tồn tại một số "vi khuẩn ngủ," và trong quá trình hâm nóng, những vi khuẩn này có thể bị kích hoạt, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cuối cùng, cơm cũng là thực phẩm cần đặc biệt chú ý. Các chuyên gia khuyến cáo, cơm tốt nhất nên được bảo quản trong hộp kín trong tủ lạnh sau khi nấu trong vòng 2 giờ, nếu không, sau 2 giờ, cơm có thể dễ dàng phát sinh vi khuẩn nguy hiểm, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt nếu bạn nấu cơm vào buổi sáng và chỉ để qua đêm rồi hâm lại vào ngày hôm sau, có thể dẫn đến "hội chứng cơm rang." Đây là một bệnh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra, thường biểu hiện qua các triệu chứng như chuột rút dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.

3-thuc-pham-khong-ham-lai-1-1734407123.jpg
Không nên ăn đồ thừa để qua đêm. Ảnh minh họa

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 63.400 trường hợp ngộ độc thực phẩm do Bacillus cereus gây ra. Bala nhấn mạnh rằng, khi hâm lại thực phẩm, cần chú ý đặc biệt đến cách lưu trữ và xử lý để giảm thiểu nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.

Do đó, để tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, mọi người nên cẩn trọng khi hâm lại thức ăn thừa, đặc biệt là với rau chân vịt, trà và cơm, tốt nhất là tránh việc hâm lại nhiều lần để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của bản thân.

Minh Khuê (theo NYP)