1. Cây táo tàu
Táo tàu không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn là vị thuốc dân gian giúp bồi bổ cơ thể và an thần. Tuy nhiên, cây táo lớn chậm, phải mất nhiều năm mới cho trái đều đặn. Vì vậy, nếu chặt bỏ thì phải rất lâu sau mới có cây khác thay thế, khiến nhiều người tiếc nuối.
Ngoài giá trị thực tế, cây táo tàu còn mang ý nghĩa may mắn. Người xưa tin rằng trồng cây táo tàu trong nhà sẽ mang lại hạnh phúc, con cháu đề huề. Vì thế, cây táo không chỉ là cây ăn quả mà còn là biểu tượng của điều lành. Việc chặt cây táo bị xem là xui xẻo, làm mất lộc, ảnh hưởng đến hạnh phúc và đường con cái của gia đình.
Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể trồng thêm vài cây táo tàu nữa. Loại cây này có thể hoàn toàn trồng trong chậu, chúng vừa dễ trồng, lại ăn được và mang lại may mắn cho gia đình, đúng là một mũi tên trúng ba đích.
2. Cây tường vi
Ai từng thấy cây tường vi (hay còn gọi là bằng lăng sẻ) đều biết cây có dáng vẻ rất thanh thoát, cành lá mềm mại, mang vẻ đẹp cao quý và duyên dáng. Khi cây tường vi nở hoa, sắc hoa rực rỡ, đa dạng màu sắc và thời gian hoa kéo dài lâu nên còn được gọi là “cây hoa trăm ngày”. Hoa tường vi tượng trưng cho may mắn, sự bền lâu, liên tục.
Màu sắc hoa cũng rất phong phú, có hoa đỏ, tím… vẻ đẹp của cây làm ai nhìn cũng thấy dễ chịu, vui mắt. Về giá trị thực tế, gỗ tường vi cứng, vân đẹp, thường được dùng để làm đồ nội thất cao cấp và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Vỏ và hoa cũng có thể dùng làm thuốc, giúp giải nhiệt, thanh độc và cầm máu.
Đây là loại cây vừa đẹp vừa có nhiều công dụng, nhưng nếu chặt đi thì phải mất nhiều năm mới có thể trồng lại và lớn. Vì vậy, không nên chặt cây tường vi kẻo mất lộc.
3. Cây bạch quả
Bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh, là loài cây có tuổi thọ cao, thường sống hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Vào mùa thu, lá bạch quả chuyển sang màu vàng rực rỡ, tạo nên khung cảnh thanh bình, đẹp mắt.
Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, bạch quả còn có giá trị y học. Hạt của cây thường được sử dụng trong đông y để hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe cho người già.
Trong phong thủy, cây bạch quả còn được xem là biểu tượng của sự bền vững, may mắn và trường thọ trong văn hóa Á Đông. Nhiều gia đình tin rằng, trồng cây bạch quả trước nhà sẽ mang lại vận khí tốt, bảo vệ gia đạo bình an. Vì thế, nhiều người cho rằng việc chặt cây có thể phá vỡ không khí hài hòa ấy, và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
4. Cây hòe
Cây hòe vốn được xem là loài cây mang dáng vẻ trang nghiêm, bề thế, thường gắn liền với hình ảnh quyền lực và địa vị. Người xưa có câu: “Trước cửa trồng cây hòe, công danh tài lộc rộng mở”, từ đó cho thấy cây hòe không chỉ là cây bóng mát, mà còn là biểu tượng của may mắn và thành đạt.
Chính vì vậy, người ta kiêng kỵ chặt bỏ cây hòe, sợ rằng việc ấy sẽ ảnh hưởng đến tài vận, công danh hoặc phá vỡ sự yên ổn trong gia đạo. Đó cũng là lý do hòe thường được gìn giữ kỹ lưỡng, như một phần của linh khí đất nhà.
Ngoài giá trị phong thủy, cây hòe còn có nhiều công dụng thực tế. Hoa hòe là một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giải độc. Lá cây còn được dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Một quan niệm dân gian khác cũng gắn cây hòe với yếu tố tâm linh. Do chữ “hòe” trong tiếng Hán đồng âm với chữ “hoài” (nhớ), nên nhiều người tin rằng đây là nơi trú ngụ của linh hồn tổ tiên. Bởi vậy, việc chặt cây hòe chẳng khác nào xua đuổi đi may mắn và sự bảo hộ vô hình từ tổ tiên.
5. Cây ngô đồng
Cây ngô đồng cao lớn, tán rộng và dáng vẻ uy nghi. Không những vậy, theo truyền thuyết, chim phượng hoàng – loài chim tượng trưng cho may mắn và phú quý – cũng chọn cây ngô đồng làm nơi trú ngụ. Vì thế dân gian có câu: “Nhà nào có cây ngô đồng, sẽ đón được phượng hoàng về”. Do đó, nếu nhà ai có cây ngô đồng, họ sẽ chăm sóc rất cẩn thận, mong rằng cây sẽ mang đến vận may và điều lành cho cả gia đình.
Về mặt thực tế, cây ngô đồng lớn nhanh, gỗ nhẹ và dễ chế tác, thường được dùng làm nhạc cụ hoặc đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của cây này lại nằm ở mặt sinh thái. Tán cây rộng, lá dày, tạo bóng mát lý tưởng, đặc biệt vào những ngày hè nắng gắt.
Không chỉ vậy, cây ngô đồng còn giúp lọc không khí, hấp thụ khí độc và cải thiện môi trường sống. Nó cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim và côn trùng.
Nếu chặt đi cây ngô đồng, không chỉ làm mất đi bóng mát và không khí trong lành, mà còn được xem là xua đuổi luôn cả phúc khí và may mắn khỏi ngôi nhà.
Xem thêm: 3 loại cây cảnh vừa trang trí vừa bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!