5 thói quen dễ gây tổn thương thận
1. Uống quá ít nước trong thời gian dài, không chú ý bổ sung nước khi đổ mồ hôi nhiều, khát nước rất dễ gây tổn thương thận.
2. Uống quá nhiều đồ uống có đường. Nước đun sôi là thức uống tốt nhất của thận. Những loại đồ uống nhiều đường như trà sữa, nước trái cây, coca-cola... đều làm tăng gánh anwngj lọc và bài tiết ở cầu thận, gây tổn thương chức năng thận.
3. Lạm dụng thuốc. Đặc biệt chức năng thận của người già đang ở trạng thái bù trừ, chỉ cần bất cẩn một chút sẽ khiến cơ quan này tổn thương. Các loại thuốc cephalosporin, vancomycin, aminoglycoside, kháng sinh quinolone, thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen và một số loại thuốc hạ đường huyết, tim mạch... nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tổn thương chức năng thận.
4. Lạm dụng chụp chiếu. Một số người thường thực hiện nhiều loại chiếu chụp như CT, X-quang... có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
5. Thích nhịn tiểu. Một số người từ trước đến nay có thói quen nhịn tiểu, điều này làm tăng áp lực lên thận, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và tổn thương chức năng thận.
4 căn bệnh ảnh hưởng lớn nhất đến thận
1. Bệnh tiểu đường là căn bệnh gây tổn hại nghiêm trọng nhất đến thận và nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối sẽ bị nhiễm trùng huyết. Tiểu đường có thể gây ra biến chứng vi mạch, gây xơ cứng cầu thận, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thận và dẫn đến tổn thương thận.
2. Cao huyết áp có thể gây nhiều biến chứng như xơ cứng động mạch thận, thiếu máu cục bộ thận, tăng áp lực tưới máu cầu thận và gây tổn thương cầu thận. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu tìm thấy microalbumin trong nước tiểu nghĩa là chức năng thận đã bị ảnh hưởng.
3. Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp tạo ra các phức hợp miễn dịch, tắc nghẽn trong các cầu thận, gây ra phản ứng viêm, gây tổn thương cho thận.
4. Tắc nghẽn đường tiểu. Một số người mắc bệnh này có sỏi thận hoặc sỏi ống tiểu, nếu không được xử lý kịp thời, nước tiểu do thận tiết ra không được đào thải, làm tăng áp lực lên thận và gây tổn thương cho thận.
Do đó, để biết thận có khỏe mạnh hay không, bạn có thể làm các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu định kỳ.
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nitơ urê và creatinine, sau đó ước tính tốc độ lọc của thận. Ngoài ra, Cystatin C trong máu còn có thể phản ánh sớm tổn thương chức năng thận, là dấu hiệu nội sinh phản ánh sự thay đổi độ lọc cầu thận, giá trị bình thường là 0,6-2,5 mg/L. Đối với bệnh thận tiểu đường mãn tính, cystatin C của bệnh nhân có thể tăng cao.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu định kỳ sẽ phát hiện protein niệu, microalbumin niệu, hồng cầu, bạch cầu, đường trong nước tiểu... có ý nghĩa định hướng nhất định trong chẩn đoán bệnh thận.
Xem thêm: 5 loại thực phẩm phổ biến chứa ký sinh trùng, bà nội trợ nào nghe xong cũng rùng mình
Bảo Linh (Theo QQ)