Ajinomoto Việt Nam hiện đang triển khai nhiều sáng kiến thiết thực, hướng tới việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam. Nổi bật trong số đó là Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em và Dự án Bữa ăn học đường, đồng hành xuyên suốt cùng sự phát triển của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến lúc trẻ hoàn thành bậc tiểu học.
Chăm sóc dinh dưỡng bắt đầu từ ba tháng đầu thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp cùng Cục Bà mẹ - Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế chính thức triển khai Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em trên toàn quốc từ năm 2020.
Một trong những nội dung chính của Chương trình là “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.
Phần mềm được cung cấp miễn phí tại địa chỉ website
Phần mềm cung cấp ngân hàng thực đơn phong phú với hơn 2.000 món ăn được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ của mẹ và phát triển của trẻ, với công thức đơn giản, chi tiết để mẹ và người chăm sóc trẻ dễ dàng thực hiện tại nhà.
Thực đơn cân bằng dinh dưỡng được đề xuất từ Phần mềm.
Chị Lê Thị Luyến - thai phụ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho biết Phần mềm dễ sử dụng, đa dạng thực đơn theo nhiều giai đoạn thai kỳ và cả sau sinh, hỗ trợ được chị trong hành trình dài mang thai và nuôi con khôn lớn.
Các bác sĩ chia sẻ về việc ứng dụng Phần mềm cho bà mẹ thăm khám tại cơ sở y tế.
Không chỉ mang đến thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng, Phần mềm còn tích hợp công cụ theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé, giúp mẹ dễ dàng theo dõi, kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của mẹ và tăng trưởng của trẻ. Hiện Phần mềm cũng được triển khai đến các cơ sở y tế tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
Cải thiện chất lượng bữa ăn học đường tại Việt Nam
Vào cuối những năm 1940, khi Nhật Bản đối mặt với vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em, chính phủ đã thực hiện chương trình bữa trưa học đường để giải quyết vấn đề này. Với những kinh nghiệm về dinh dưỡng và thực phẩm từ Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản, Ajinomoto Việt Nam đã khởi xướng dự án, đưa những ý tưởng dựa vào chương trình bữa trưa của Nhật đến các trường tiểu học bán trú trên khắp Việt Nam.
Một thực đơn cân bằng dinh dưỡng từ Dự án.
Từ đó, Dự án Bữa ăn học đường được ra đời với sự phối hợp giữa Ajinomoto Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế. Dự án mang đến Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng được thiết kế theo nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi tiểu học, đa dạng và ngon miệng, giúp nhà trường cũng như đơn vị cung cấp suất ăn cho các trường tiểu học bán trú đảm bảo bữa trưa của các em không lặp lại thực đơn trong vòng 2 tháng.
Với Phần mềm, các trường và đơn vị cung cấp suất ăn cũng có thể chủ động tạo thực đơn từ những món ăn theo nguyên liệu tại địa phương và kiểm tra dinh dưỡng.
Website Phần mềm Dự án Bữa ăn học đường.
Trước mỗi bữa ăn, học sinh còn được giáo dục về dinh dưỡng thông qua Chương trình giáo dục “3 phút thay đổi nhận thức”, với áp phích và các đoạn video ngắn về thực phẩm được phát trong 3 phút. Đây là cách giúp các em nhận biết giá trị dinh dưỡng và lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, cũng như hình thành sự yêu thích, quý trọng đối với thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Đến nay, Dự án đã được triển khai tại hơn 4.300 trường tiểu học bán trú, mang đến bữa ăn cân bằng và giáo dục dinh dưỡng cho hơn 2,2 triệu học sinh.
Lan tỏa nhận thức về dinh dưỡng cho cộng đồng
Các sáng kiến trên không chỉ góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của dinh dưỡng trong đời sống.
Đây cũng là minh chứng cho cam kết của Ajinomoto Việt Nam trong hành trình hiện thực hóa Mục đích tồn tại của Công ty là “Góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị với nền tảng “Khoa học về axit amin” (“AminoScience”).”