Bài toán tiểu học: "Trên thuyền có 75 con bò, 34 con dê, hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi" khiến nhiều phụ huynh bó tay

Đáp án cô giáo đưa ra khiến nhiều người bất ngờ.

Toán học ngày nay đã có những đổi mới, yêu cầu học sinh phải tư duy, suy luận kỹ càng mới có thể đưa ra được đáp án thoả đáng đề bài. Ngay cả bậc tiểu học, các dạng toán cũng ngày càng đánh đố hơn. Điều này không chỉ tạo ra thử thách cho học sinh, mà còn gây khó dễ cho các bậc phụ huynh trong quá trình dạy con trẻ làm bài tập về nhà.

Trên tờ toutiao có chia sẻ một bài toán tiểu học gây hoang mang dư luận, không chỉ học sinh “vò đầu bứt tai” vẫn chưa tìm ra đáp án, mà ngay cả phụ huynh cũng bó tay chịu thua. Thậm chí nhiều bố mẹ còn bức xúc, cho rằng giáo viên đưa ra một bài toán hết sức vô lý, phi logic. 

Ảnh minh hoạ

Cụ thể đề bài toán đặt ra câu hỏi: “Trên thuyền có 75 con bò, 34 con dê, hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi", trong khi đề bài không hề đề cập bất kỳ dữ liệu, thông tin gì về người thuyền trưởng nhưng lại hỏi độ tuổi của người này, khiến cho quá trình tìm ra kết quả cuối cùng của học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Đa số học sinh đều giải theo cách lấy số con bò trừ cho số con dê, tức 75 - 34 = 41. Như vậy, độ tuổi của thuyền trưởng là 41. Bởi vì ở bài toán này, chỉ có duy nhất 2 dữ kiện trên được đưa ra nên học sinh phân tích rằng tuổi của thuyền trưởng chắc chắn phải liên quan đến 2 số đã cho trên.

Tuy nhiên với 75 và 34, phép trừ là hợp lý nhất, phép cộng hay phép nhân sẽ đều cho ra kết quả quá lớn. Số tuổi của một người trên 100 thì sẽ không thỏa đáng cho lắm, trong khi đó phép chia thì sẽ không thực hiện được vì một số chẵn và 1 số lẻ sẽ không thể cho ra độ tuổi chính xác. Đó là lý do mà phần lớn đáp án của học sinh là 41.

Sau khi bài toán được chia sẻ, ai cũng hoang mang bởi tính logic của nó. Nhiều phụ huynh khẳng định bài toán này không thể cho ra kết quả nào cả. Và quả thực giáo viên cũng đã thừa nhận bài toán trên không có đáp án. Mục đích cuối cùng của nó là vì giáo viên muốn bồi dưỡng và rèn luyện tư duy, óc phán đoán nhạy bén của học sinh, chứ không liên quan đến đúng sai, điểm số gì cả.

Ảnh minh hoạ

Mẹo rèn con phát triển tư duy toán học

- Dạy con phân loại đồ vật

Hãy nhờ bé tách riêng những đồ vật theo nhóm hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác,...) theo nhóm màu sắc (xanh, đỏ, vàng,...) hoặc theo nhóm công dụng....

- Đưa việc đếm vào trong mọi hoạt động hàng ngày

Khi dắt bé lên bậc cầu thang, mỗi bước đi, bố mẹ hãy đếm thật to số bậc để bé hình thành nhận thức về các con số. Tương tự, khi bé ăn trái cây, bố mẹ có thể cho bé cảm và đếm xem trên tay bé có bao nhiêu quả...

- Dạy bé các bài hát liên quan đến con số

Hãy chọn những bài hát vừa có số đếm vừa có những hiện tượng, con vật, đồ vật,... mà bé yêu thích để hát cùng bé khi đi ngủ hay lúc trò chuyện với con, bé sẽ dễ thuộc và nhớ bài hát lâu hơn.

- Dạy bé chia đồ vật

Mẹ hãy hướng dẫn rồi để bé tự chia bánh kẹo, đồ ăn hoặc bất kì vật dụng đơn giản nào đó cho mọi người. Sau mỗi lần chia, nếu vẫn còn dư kẹo bánh, đồ vật thì mẹ lại tiếp tục hướng dẫn bé chia thêm lần nữa cho đến khi hết thì thôi.

Các bước bố mẹ cần dạy trẻ khi giải một bài toán

- Đọc và hiểu đề bài: Đầu tiên, hãy giúp con đọc và hiểu đề bài một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng con đã hiểu yêu cầu của bài toán và các thông tin cần thiết.

- Phân tích thông tin: Hướng dẫn con phân tích các thông tin đã cho trong bài toán. Giúp con nhận biết những yếu tố quan trọng và những mối quan hệ giữa chúng.

- Xác định phương pháp giải: Dựa trên phân tích thông tin, hãy hướng dẫn con xác định phương pháp giải bài toán. Có thể là sử dụng phép toán cộng, trừ, nhân, chia, hay các phương pháp khác như tìm quy luật, vẽ biểu đồ, hay sử dụng mô hình.

- Thực hiện tính toán: Hướng dẫn con thực hiện các phép tính toán theo phương pháp đã xác định. Đảm bảo con thực hiện các bước tính toán một cách chính xác, và tuân thủ theo quy tắc của từng phép toán.

- Kiểm tra kết quả: Sau khi con hoàn thành phép tính, hãy khuyến khích con kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc lại đề bài và so sánh với kết quả mà con đã tính toán được. Điều này giúp con rèn kỹ năng tự kiểm tra và sửa lỗi nếu cần.

- Phân tích và diễn giải: Cuối cùng, hãy giúp con phân tích và diễn giải kết quả của bài toán. Điều này giúp con hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng của kết quả trong bối cảnh thực tế.

KIỀU TRANG