Tôi biết rằng việc làm này của cô cũng xuất phát từ thói quen nhưng cần phải loại bỏ dứt điểm việc bạo hành trẻ em theo cách này.
Ảnh minh họa
Tôi có một cậu con trai học lớp 2 và một con nhỏ hơn 1 tuổi. Vợ chồng tôi sống với bố mẹ chồng trong căn nhà của ông bà và tạm thời cũng chưa có ý định chuyển ra ngoài vì chưa đủ kinh tế, bên cạnh đó cuộc sống cũng không quá khó thở như mọi người vẫn hay kể.
Mặc dù không gặp khó khăn với mẹ chồng nhưng tôi lại gặp khó khăn với giúp việc trong nhà. Cô ấy là người đã làm việc cho mẹ chồng tôi nhiều năm liền, từ trước khi tôi về làm dâu. Vậy nên sau khi tôi sinh con, cô ấy vừa làm công việc nhà vừa hỗ trợ tôi chăm sóc các em bé, đương nhiên, tiền lương cũng được tăng lên.
Nói về người giúp việc này thì cô ấy khá là ổn trong tất cả mọi việc nên gia đình tôi ưng ý lắm. Tuy nhiên gần đây tôi phát hiện cô ấy có một thói quen khó bỏ chính là thường xuyên véo tai con trai tôi mỗi khi đứa trẻ làm sai hoặc không vâng lời. Chính vì cô ấy là giúp việc "cưng" của mẹ chồng nên tôi không thể sa thải nhưng cũng cần phải nhắc nhở rõ ràng.
Chính vì thế, tôi lựa khi có mặt cả mẹ chồng để lên tiếng nhắc nhở cô bảo mẫu:
- Cô ơi, cháu biết con trai cháu đang ở tuổi hiếu động, nghịch ngợm và khó bảo. Thế nhưng nếu đứa trẻ làm sai điều gì hoặc không nghe lời, cô cứ nói với cháu để cháu có phương hướng xử lý chứ cháu không đồng ý với việc cô tiện tay véo tai con trai cháu bởi nhiều lần cháu đã thấy cô làm việc này. Điều này không phải là phương châm dạy dỗ con của vợ chồng cháu.
- Ôi cô chỉ tiện tay thôi mà, không làm đau đứa nhỏ đâu, không tin cháu thử kiểm tra tai thằng bé mà xem.
Ảnh minh họa
- Vâng, nếu mà tai đứa trẻ bị thương vì bị cô véo thì chắc chắn cháu cũng đã không ngồi đây để nói chuyện nhẹ nhàng thế này. Vậy nhưng cháu mong muốn cô sẽ thôi ngay hành động "tiện tay" này vì cháu không đồng ý điều đó.
Cô giúp việc nháy mẹ chồng tôi nói giúp cô ấy vài câu nên khi có lời của mẹ chồng, tôi cũng không truy cứu làm gì nữa.
Thế nhưng tôi phát hiện cô ấy vẫn lén lút làm khi không có mặt tôi, dường như điều đó đã trở thành thói quen. Vậy nên tôi quyết định xin phép mẹ chồng "tự xử" theo cách của mình vì tôi biết là một người bà nội, bà cũng xót khi thấy cháu trai bị như vậy và mẹ chồng đã đồng ý để tôi làm theo cách của mình.
Theo đó, tôi dán một tờ giấy to trên tủ lạnh, nơi mà cô ấy thường nhìn thấy nhất trong nhà với dòng chữ: "Phạt tiền nếu ai có bất kì hành vi bạo nào bạo hành trẻ em trong nhà, đặc biệt là véo tai trẻ. Mức phạt 500 nghìn/lần. Mỗi một lần vi phạm sẽ có một dấu X. Cuối tháng nộp phạt. Nếu tái phạm nhiều lần sẽ nhờ cơ quan chức năng làm việc".
Sau đó tôi lắp camera kín khắp các phòng trong nhà. Cô giúp việc nhìn thấy tờ giấy đó thì la toáng lên:
- Ôi thế này thì có mà hết tháng lương của tôi à?
- Vì cô có thói quen đó nên cháu nhắc nhở không được nên đành phải làm biện pháp mạnh hơn. Cô yên tâm, mẹ chồng cháu cũng đã đồng ý với cháu rồi. Đây cũng là cơ hội để cô sửa đổi thói xấu của mình còn gì, bởi nếu đưa ra pháp luật, tội này nặng lắm cô có biết không.
- Nặng lắm à cháu, thôi cô sẽ cố gắng thay đổi vậy.
Ảnh minh họa
Cũng kể từ đó, cô bảo mẫu chỉ tái phạm khoảng 1-2 lần nhưng nhanh chóng nhớ ra quy định khi đang thực hiện nên rối rít xin lỗi tôi đừng phạt tiền. Tôi nghĩ rằng mình làm như thế để bảo vệ con mình thì không có gì là sai mà cũng không làm mất lòng cô bảo mẫu lâu năm của gia đình.
Tâm sự từ độc giả maianh...
Hành động véo tai trẻ nhỏ, mặc dù có thể được coi là một hình thức trêu đùa hoặc giáo dục trong mắt một số người, thực sự là một hành động không chấp nhận được. Nó không chỉ gây ra sự đau đớn về thể xác mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Dưới đây là những lý do vì sao véo tai trẻ nhỏ là một hành động không thể biện minh.
1. Gây tổn thương về thể chất
Trẻ nhỏ có cơ thể nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Hành động véo tai có thể gây ra cảm giác đau đớn ngay lập tức, và trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng hơn như bầm tím hoặc thương tích. Dù chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó có thể tạo ra một ấn tượng tiêu cực và lâu dài trong tâm trí trẻ.
2. Tác động tiêu cực đến tâm lý
Trẻ nhỏ thường không thể phân biệt giữa sự vui đùa và sự đau đớn. Khi bị véo tai, trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, hoang mang, hoặc thậm chí là cảm giác bị bỏ rơi. Những trải nghiệm tiêu cực này có thể dẫn đến sự phát triển kém về tâm lý, tạo ra nỗi sợ hãi và lo âu trong trẻ.
3. Hình thành những quan niệm sai lầm về hành vi
Khi trẻ bị véo tai như một hình thức kỷ luật hay giáo dục, trẻ có thể học cách hiểu rằng việc sử dụng bạo lực hoặc gây đau đớn cho người khác là chấp nhận được. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ áp dụng những hành vi tương tự với bạn bè hoặc anh chị em của mình, tạo ra một vòng luẩn quẩn của các hành vi không đúng đắn.
4. Mất đi sự tin tưởng
Trẻ nhỏ cần cảm thấy an toàn và được bảo vệ trong môi trường của mình. Khi một người lớn, người mà trẻ tin tưởng, thực hiện hành động gây đau đớn như véo tai, điều đó có thể làm mất đi sự tin tưởng của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy rằng không ai trong cuộc sống của mình là đáng tin cậy, dẫn đến sự cô đơn và thiếu kết nối xã hội.
5. Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Hành động véo tai có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trẻ có thể cảm thấy bị tổn thương và không còn muốn gần gũi với cha mẹ hoặc những người lớn khác. Điều này có thể dẫn đến sự xa cách trong mối quan hệ gia đình, khiến cho việc giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau trở nên khó khăn hơn.
6. Thay thế bằng phương pháp giáo dục tích cực
Thay vì sử dụng các hành động gây tổn thương, cha mẹ và người lớn có thể áp dụng những phương pháp giáo dục tích cực hơn. Các phương pháp này bao gồm việc lắng nghe, trò chuyện và giải thích cho trẻ về những hành vi đúng sai. Việc tạo ra một môi trường yêu thương và hỗ trợ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và lành mạnh.