Bảo mẫu nằm ngủ để cậu bé 2 tuổi tự chơi, bà mẹ đi làm về chứng kiến cảnh tượng đau xé lòng

Bà mẹ hối hận, ngay lập tức đuổi việc bảo mẫu.

Trẻ em thích chơi đùa, nhưng ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ hoàn toàn không nhận biết được những tình huống nguy hiểm đối với bản thân. Điều này đòi hỏi các bậc bố mẹ cần để mắt đến con nhiều hơn. Một phút lơ là, đứa trẻ có thể rơi vào trường hợp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Chị Lý (Trung Quốc) là một bà mẹ bận rộn, để chăm sóc gia đình và con trai A Hạo (2 tuổi) tốt hơn, chị đã quyết định thuê một bảo mẫu về sống chung nhà. Sau khi lựa chọn cẩn thận, chị Lý đã tìm được một cô bảo mẫu giàu kinh nghiệm, nhận được đánh giá cao từ nhiều phụ huynh thông qua kênh tìm kiếm người giúp việc, bảo mẫu trên mạng.

Qua 2 tháng gắn bó với nhau, chị Lý tỏ ra rất hài lòng với người bảo mẫu này. Bởi cô ấy không chỉ siêng năng, mà còn chăm trẻ cực kỳ khéo léo. Tuy nhiên điều này lại không được phát huy dài lâu và một sự việc đã xảy ra khiến cho chị Lý cảm thấy vô cùng hối hận đối với quyết định của mình.

Chuyện là một ngày nọ, chị Lý trở về nhà sau một buổi sáng bận rộn công việc trên văn phòng để thăm con trai nhỏ. Tuy nhiên, khi vừa bước vào cửa, cảnh tượng trước mắt khiến chị Lý hoảng hốt. Cậu quý tử 2 tuổi đang nằm trên sàn nhà khóc thất thanh, trong khi đó bảo mẫu thì đang nằm ngủ rất say trên ghế sofa mà không hay biết gì.

Chị Lý bàng hoàng lập tức bế con trai lên kiểm tra, nhưng đứa trẻ lúc này càng khóc lớn, tiếng khóc của con khiến chị đau xé lòng. Quá tức giận, chị Lý đã đánh thức bảo mẫu dậy để hỏi tội. Bảo mẫu không hay biết gì, gương mặt tỏ ra ăn năn, miệng không ngừng nói xin lỗi.

Cô cho biết bản thân cảm thấy mệt mỏi nên chỉ định nằm nghỉ lưng một tí, nhưng không ngờ lại ngủ quên. Sự vô trách nhiệm, sơ suất của bảo mẫu đã khiến cho con trai chị Lý gặp tai nạn trong lúc đang chơi trên con ngựa gỗ. Sau khi chị Lý kiểm tra camera trong nhà, chị đã nhìn thấy con trai bị bật ngửa đập đầu ra phía sau. Trong khi đó quá trình chăm nom của bảo mẫu lại cực kỳ sơ sài, cô ta hết bấm điện thoại, rồi xem tivi và cuối cùng là ngủ thiếp đi.

Thấy con không ngừng khóc, chị Lý đã quyết định đưa đứa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện, kết quả khiến chị càng đau lòng hơn khi bác sĩ kết luận rằng, não của con trai đã bị chấn thương ở một mức độ nhẹ, nhưng cần phải theo dõi một thời gian.

Sau khi trở về nhà, trong lòng chị Lý vẫn tức giận và thất vọng vì đã tin tưởng giao con trai cho người bảo mẫu, nhưng cô ta lại không hoàn thành nhiệm vụ khiến tai nạn xảy đến với đứa trẻ. Trong khi cậu bé mới chỉ 2 tuổi còn thức như thế, mà bảo mẫu lại làm việc cẩu thả. 

Chị Lý biết sự lựa chọn sai lầm của mình đã gây ra nguy hiểm cho con trai nên cảm thấy vô cùng hối hận. Từ đó trở đi, chị đã quyết định tự mình chăm sóc quý tử và đồng thời cũng cho người bảo mẫu nghỉ việc. Trải nghiệm này khiến chị hiểu ra rằng, là một người mẹ, bản thân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con cái chu toàn thay vì trông đợi hay nhờ vả vào bất kỳ một ai khác.

Dưới đây là những lưu ý dành cho các bậc bố mẹ khi lựa chọn bảo mẫu chăm con:

- Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn: Bảo mẫu nên có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn phù hợp. Họ đã từng chăm sóc trẻ em trong quá khứ và có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của trẻ một cách thành thạo nhất.

- Đánh giá sự phù hợp với gia đình: Bảo mẫu cần phù hợp với giá trị và phương pháp giáo dục của gia đình. Họ nên có định hướng giáo dục tương tự, và có thể hỗ trợ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

- Kiểm tra lý lịch và tham khảo ý kiến: Yêu cầu bảo mẫu cung cấp thông tin về lý lịch và tham khảo ý kiến từ các gia đình đã từng sử dụng dịch vụ của họ. Điều này giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan về độ tin cậy, đạo đức và năng lực làm việc của bảo mẫu.

- Kỹ năng chăm sóc trẻ: Bảo mẫu nên có kỹ năng chăm sóc trẻ, là một người không chỉ có tâm mà còn có tầm nhìn. Có thể chăm sóc sức khỏe toàn diện và an toàn cho trẻ, thành thạo kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp và tạo môi trường học tập, cũng như vui chơi lành mạnh, phù hợp cho trẻ.

- Giao tiếp và tương tác: Bố mẹ nên dành thời gian để quan sát cách bảo mẫu tương tác với con trẻ, và kiểm tra khả năng giao tiếp của họ. Bảo mẫu nên có năng lực lắng nghe, hiểu cũng như đáp ứng các nhu cầu, mong muốn và tình cảm của trẻ một cách tốt nhất.

Khi tìm một bảo mẫu để chăm sóc con trẻ, bố mẹ nên tìm người có những đức tính sau đây:

- Tận tâm và yêu thương: Người bảo mẫu nên có tình yêu và đam mê với việc chăm sóc trẻ. Sự tận tâm và yêu thương giúp họ tạo ra một môi trường an toàn, ấm áp và chăm sóc tốt cho những đứa trẻ.

- Kỷ luật và sự nhạy bén: Người bảo mẫu nên có khả năng thiết lập và áp dụng các quy tắc, quyền lợi đối với trẻ một cách công bằng và nhạy bén. Họ cần biết cách định hình hành vi tích cực và đồng thời xử lý các tình huống khó khăn một cách chuẩn xác và tỉnh táo nhất.

- Kỹ năng giao tiếp: Người bảo mẫu cần có kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ nhỏ và hiểu cách tương tác với gia đình chủ. Họ nên có khả năng lắng nghe và nắm bắt nhanh nhạy những nhu cầu, mong muốn của trẻ, cũng như có thể truyền đạt thông tin và ý kiến một cách rõ ràng, hiệu quả.

- Kiên nhẫn và nhạy bén: Người bảo mẫu nên có tính kiên nhẫn và nhạy bén để đáp ứng các nhu cầu, cũng như thay đổi của trẻ. Họ cần hiểu rõ rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân hóa riêng và cần được đối xử một cách phù hợp.

- Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức: Người bảo mẫu cần thành thạo kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc để đảm bảo sự an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ. Họ nên biết cách sắp xếp các lịch trình cụ thể, khoa học từ việc chuẩn bị bữa ăn cho đến việc giúp đỡ trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi giải trí.

- Sự đáng tin cậy: Bảo mẫu nên là người có uy tín, đáng tin cậy để có thể đảm bảo an toàn và sự phát triển lành mạnh của con trẻ dù bố mẹ không có mặt ở bên cạnh. Đây là một đức tính rất quan trọng trong việc chọn người bảo mẫu cho con.

- Kiến thức và kinh nghiệm: Người bảo mẫu nên có kiến thức và kỹ năng về chăm sóc trẻ em, bao gồm kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, phát triển tâm lý và các hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo người bảo mẫu có khả năng đối phó với các tình huống khó khăn, và cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho con.

KIỀU TRANG