Buổi sáng đói bụng có nên ăn bún, bác sĩ dinh dưỡng tiết lộ điều bất ngờ và khuyến cáo 6 món không ăn khi đói

CTV
Đôi khi thức dậy buổi sáng, bạn cảm thấy đói bụng và muốn ăn một bát bút nhưng ngay sau đó liền cảm thấy dạ dày khó chịu. Điều này hóa ra hoàn toàn có lý do.

Khi đói, bạn thường muốn ăn một chút bánh, hoa quả hay có người lại thích làm nhanh bát bún cho no bụng hơn. Tuy nhiên không phải món ăn nào cũng thích hợp để ăn khi bụng rỗng, thậm chí nếu ăn xong chẳng những không khiến bạn no mà còn gây tổn hại dạ dày, chẳng hạn như bún. 

Nhiều người chắc hẳn sẽ bất ngờ khi biết rằng bún là thực phẩm không nên ăn khi đói. Bác sĩ Peng Xichun, phó khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Trung ương Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho biết, hầu hết nguyên liệu làm bún là tinh bột nên nó chứa nhiều chất đường bột. Nếu dùng với số lượng lớn khi bụng đói, đường sẽ kích thích tiết axit dạ dày, trường hợp nhẹ có thể xảy ra hiện tượng trào ngược axit, gây đầy bụng.

Ngoài ra, tinh bột được cấu tạo gồm amylose và amylopectin. Mặc dù ăn thực phẩm có hàm lượng amylose cao hơn không dễ tăng cân nhưng cũng ít bị phân hủy và tiêu hóa hơn. Những thực phẩm như bún chứa chủ yếu là amylose nên cũng dễ gây khó tiêu.

Do đó, bác sĩ Peng Xichun nhắc nhở những người có đường ruột và dạ dày mỏng manh, dễ bị khó tiêu, thậm chí loét dạ dày hoặc các bệnh mãn tính liên quan, không nên ăn bún khi bụng đói và chú ý đến lượng ăn, chỉ nên ăn một chút.

Ngoài bún, có 6 loại thực phẩm khác mọi người không nên ăn khi bụng đói

1. Vải thiều

Nhiều người nói rằng ăn vải khi bụng đói sẽ dẫn đến "bệnh vải". Wu Yan, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đại học Y Liên minh Vũ Hán (Trung Quốc) cho biết căn bệnh này có tồn tại và là một bệnh thần kinh cấp tính, nhiều người sẽ đi kèm với hạ đường huyết và động kinh. Ăn vải khi bụng đói có nhiều khả năng gây bệnh hơn. Đặc biệt những người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người dễ bị hạ đường huyết không nên ăn vải khi bụng đói.

2. Khoai lang

Những người bị tăng tiết axit, loét dạ dày hoặc thường xuyên đầy hơi, tiêu chảy không nên ăn khoai lang khi bụng đói. Bởi vì ăn nhiều khoai lang khi bụng đói dễ khiến axit dạ dày tiết ra quá nhiều, gây trào ngược axit và ợ chua, làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Người khỏe mạnh không phải lo lắng quá nhiều.

3. Trà

Qian Duoduo, giám đốc Viện Sức khỏe, Dinh dưỡng và Ẩm thực Thủ đô, đã nhắc nhở rằng trà, đặc biệt là trà xanh, chứa hàm lượng cao polyphenol và caffeine. Nếu bạn uống trà khi bụng đói, một số hoạt chất sẽ tương tác với dạ dày, có thể gây kích ứng dạ dày và dễ xảy ra hiện tượng "say trà" như hồi hộp, chóng mặt. Đặc biệt với những người vốn đã có chức năng tiêu hóa kém thì không nên uống trà xanh lúc đói.

4. Cà phê

Khi uống cà phê khi bụng đói, do dạ dày trống rỗng nhanh hơn nên dễ đẩy nhanh quá trình hấp thu caffeine. Do đó, những người nhạy cảm hơn với caffeine, uống những đồ uống có chứa caffein này khi bụng đói có thể cảm thấy khó chịu nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

5. Quả hồng

Zhang Lei, phó khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Quốc tế Đại học Bắc Kinh cho biết quả hồng chứa nhiều tannin, ăn khi bụng đói sẽ khiến axit dạ dày tương tác với tannin để tạo thành sỏi dạ dày. Nhiều người bị sỏi dạ dày, loét dạ dày tá tràng càng phải tránh ăn hồng khi bụng đói.

6. Đồ ăn lạnh

Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày, khó tiêu và các vấn đề khác thì không nên ăn đồ lạnh khi bụng đói. Vì ăn quá nhiều đồ lạnh khi bụng đói sẽ kích thích co thắt đường tiêu hóa, thậm chí gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy.