Cậu bé 11 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì ăn phải một loại thực phẩm cất lâu trong tủ lạnh

Cậu bé được chẩn đoán mắc hội chứng tán huyết urê, căn bệnh này là do nhiễm trùng đường ruột. Nó có thể liên quan đến việc Jiahao ăn mực hết hạn và hư hỏng.

Cách đây vài ngày, tại bệnh viên Đông Quan (Quảng Đông, Trung Quốc) đã tiếp nhận một cậu bé 11 tuổi bị đau bụng dữ dội, thậm chí không còn sức để nói. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoan cậu bé bị mắc hội chứng urê huyết tán huyết và có nguy cơ bị suy thận mãn tính. Nguyên nhân được cho là bé trai đã ăn mực được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.

Các bác sĩ lo lắng cậu bé có nguy cơ bị suy thận mãn tính, phải chạy thận suốt đời. Ảnh Sohu

Theo như lời kể của người bố, vào ngày 29/9, gia đình đã mua một hộp mực trong siêu thị và cất vào tủ lạnh. Sau đó, họ về quề ăn Tết Trung thu. Đến ngày 3/10, họ mới trở lại nhà.

Vào ngày 5/10, khi bố mẹ đi làm, chị gái đã lấy mực trong tủ lạnh ra nấu cho em trai ăn. Không ngờ sau khi ăn xong, em trai Jiahao đột nhiên bị đau bụng, tiêu chảy, trong phân có máu. Gia đình sau khi phát hiện ra đã vội đưa con đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, cậu bé được chẩn đoán mắc hội chứng tán huyết urê, căn bệnh này là do nhiễm trùng đường ruột. Nó có thể liên quan đến việc Jiahao ăn mực hết hạn và hư hỏng.

Sau khi điều trị, tình hình của Jiahao đã được cải thiện nhưng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm. Bác sĩ điều trị cho biết tỷ lệ tử vong của hội chứng tăng urê huyết tán huyết là khoảng 5%, không quá cao nhưng vì bệnh nhi còn nhỏ nên có hơn một nửa nguy cơ phát triển thành bệnh thận mãn tính trong tương lai. Điều này có thể khiến cậu bé phải chạy thận suốt đời. 

Từ sự việc đau lòng trên, các sĩ khuyến cáo, nhiều người có thói quen mua thật nhiều thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh ăn dần, tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản lâu trong tủ lạnh, vì vậy cần hết sức lưu ý.

Vậy những thực phẩm nào không nên cho vào tủ lạnh?

Ăn thực phẩm đông lạnh quá lâu có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Chuối: Dù để trong thời gian ngắn hay dài thì việc cho chuối vào tủ lạnh cũng chỉ làm vỏ chuối bị đông cứng lại và làm thịt chuối nhanh hỏng hơn.

Cà chua: khi được giữ trong tủ lạnh hương vị cà chua thay đổi theo chiều hướng xấu. Loại trái cây này thích ấm, vì vậy nên giữ chúng ở điều kiện nhiệt độ phòng, nhưng không để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Các rau lá xanh: Rau lá xanh không thích hợp để bảo quản lâu trong tủ lạnh, vì môi trường nhiệt độ thấp của tủ lạnh cũng sẽ làm lá xanh héo nhanh hơn. Khi mua rau lá xanh hãy cố gắng mua càng ít càng tốt, chỉ mua đủ lượng dùng cho 1-2 ngày. Chúng ta chỉ cần bảo quản rau ở nhiệt độ phòng, nếu bảo quản đến ngày thứ 2 thì có thể xịt một ít nước lên bề mặt rau để giữ tươi.

Các loại bánh, đặc biệt là bánh hấp: Tốt nhất không nên bảo quản bánh hấp trong tủ lạnh, bởi để bánh hấp trong tủ lạnh sẽ làm cho bánh bị cứng và thay đổi mùi vị ban đầu. Nếu có quá nhiều bánh hấp mà không sử dụng hết, bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt để bảo quản bánh, hãy gói lại sau đó cất vào ngăn đá của tủ lạnh, khi cần sử dụng thì lấy ra hâm nóng lại.

Thịt và hải sản: Nhìn chung thịt rất dễ bị thiu, hỏng, nếu muốn để lâu thì nên cho vào ngăn đông lạnh, không nên cho vào ngăn mát thông thường.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

- Quy tắc đầu tiên là nên tách biệt giữa thực phẩm sống và chín. Những loại thịt, cá sống nên được cho vào hộp kín hoặc túi sau khi rửa sạch, để ráo nước.

- Rau quả, trái cây khác loại cũng nên đặt vào túi giấy, hộp đựng riêng, cất giữ chung dễ khiến chúng mau hư.

- Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý, vừa phải, mỗi loại một ngăn riêng biệt, chừa chỗ cho khí lạnh trong tủ lưu thông đồng đều. Cách làm này giúp bảo quản tốt chất lượng thực phẩm, giúp tủ bền, hoạt động tốt hơn.

- Nên vệ sinh toàn bộ tủ bằng cách lấy hết thực phẩm ra ngoài, rã đông tủ, dùng khăn mềm lau sạch tủ từ trong ra ngoài. Các ngăn tủ, khay nhựa, khay đựng đá nên vệ sinh kỹ lưỡng bằng dung dịch xà phòng, rửa sạch, để ráo rồi mới lắp lại vào tủ.

 

Nhật Hạ