Cậu bé lớp 1 vẽ tranh ông nội, ai nhìn cũng khen nhưng cô giáo lại lắc đầu, không cho vào lớp

Bức tranh của học sinh tiểu học khiến nhiều người ngã ngửa.

Cùng với sự phát triển của giáo dục, quan niệm giáo dục của nhiều phụ huynh cũng được đổi mới. Trước đây, thường các bố mẹ chỉ chú trọng vào thành tích học văn hoá của con, nhưng hiện tại họ dần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao phẩm chất toàn diện, và bắt đầu chú ý bồi dưỡng sở thích của trẻ. Do đó, học sinh ngày nay có thể được mô tả là khá đa năng.

Nhiều bé được bố mẹ cho theo học các lớp học sở thích ngay từ khi còn nhỏ. Khiêu vũ, âm nhạc, nghệ thuật,... đều là những khóa học chất lượng và phổ biến. Nhưng một số học sinh thì khác. Các em đã bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo từ sớm, và có thể tự học ngay cả khi không có sự hướng dẫn của giáo viên. Cậu nhóc 6 tuổi, học sinh lớp 1 tại ngôi trường ở Bắc Kinh (Trung Quốc) là ví dụ điển hình.

Cách đây không lâu, bé học sinh này đã trở thành tâm điểm chú ý trên các diễn đàn mạng xã hội. Lý do là vì nhóc tỳ đã gây bất ngờ với tài năng hội hoạ của mình. Bức tranh bé vẽ ông nội của mình, được người mẹ khoe trên trang cá nhân nhận được vô số sự quan tâm.

Theo đó được biết, cậu bé có niềm đam mê hội họa mãnh liệt từ khi còn nhỏ. Bố mẹ cậu rất ủng hộ, và luôn cố gắng hết sức để nuôi dưỡng niềm đam mê của con trai. Bức phác họa chân dung ông nội do đứa trẻ vẽ trông rất giống thật, nó miêu tả rất chi tiết theo từng tư thế của người ông. Các chuyển động và biểu cảm của ông được hoạ lại cực kỳ tốt, khiến thật khó để tưởng tượng rằng đây là bức vẽ của một học sinh lớp một.

Sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm của nhóc tỳ, cư dân mạng đã giành vô số lời khen, ai cũng thúc giục bố mẹ cậu bé hãy rèn luyện con mình thật tốt, và tìm một gia sư chuyên nghiệp để kèm cặp cho con. Tuy nhiên, theo lời người mẹ, bà đã đăng ký cho con mình vào một lớp học nghệ thuật, nơi con được học vẽ tranh thiếu nhi trong khoảng một năm, nhưng con không thích lắm. Thay vào đó, con lại thích học phác thảo và vẽ tranh trừu tượng,...

Vì vậy, mẹ cậu muốn đăng ký cho cậu vào một lớp học này, nhưng giáo viên cho rằng khóa học quá khó để học và nó không phù hợp với lứa tuổi của đứa trẻ, vì vậy cô đã không chấp nhận cậu bé vào lớp. Cuối cùng, đứa trẻ đã tự học vẽ trên Internet và người mẹ không ngờ rằng con trai mình lại giỏi hội hoạ đến vậy.

Trên thực tế, để nâng cao phẩm chất toàn diện của con em mình, nhiều phụ huynh hiện nay đã cho con em tham gia các lớp học theo sở thích khác nhau khi còn nhỏ. Nhất là khi thấy các bạn bè cùng trang lứa khác học tốt một môn nào đó, họ cũng muốn con mình được thử sức. 

Việc bồi dưỡng hứng thú chủ yếu phụ thuộc vào năng khiếu, và khả năng của trẻ. Nếu con thể hiện hứng thú và năng khiếu trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó, bố mẹ có thể cố gắng tạo điều kiện và cơ hội cho các bé. Tuy nhiên, dù là tự học hay tham gia các lớp học hứng thú, bố mẹ phải tôn trọng mong muốn của trẻ, không ép buộc trẻ phát triển quá nhanh, cũng không nên gây áp lực, để rồi biến sự hứng thú thành nhiệm vụ.

Làm sao bố mẹ có thể chọn được lớp học năng khiếu phù hợp nhất với con mình?

Tham gia các lớp học theo sở thích đã trở thành xu hướng phổ biến hiện nay, nhưng nhiều bậc phụ huynh lại không quan tâm đến cảm nghĩ của con, rồi tự đăng ký cho đứa trẻ những gì họ nghĩ con mình nên học. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả các khóa học đều phù hợp với con. Một khi lựa chọn sai, đó sẽ là sự lãng phí thời gian và tiền bạc không hề nhỏ.

Trước khi chọn lớp học năng khiếu cho con, phụ huynh nên hỏi ý kiến ​​trẻ trước, hoặc có thể cho con học thử trước. Nếu con không muốn học, đừng ép con. Mọi thứ đều phải tôn trọng ý kiến ​​của con, phụ huynh không nên lúc nào cũng coi đó là điều hiển nhiên.

Ngoài ra, khả năng tài chính của gia đình cũng cần được cân nhắc khi lựa chọn, bao gồm cả học phí và các khoản đầu tư sau này. Đừng tỏ ra mình giàu có, kẻo chẳng may không đủ khả năng chi trả, bố mẹ sẽ tự đẩy bản thân vào tình thế khó khăn.

Ngoài ra, hãy cố gắng chọn những lớp học có sở thích, trình độ tốt và giáo viên tương đối ổn định, để tránh việc thay đổi giáo viên thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình học tập của con. Đồng thời, bố mẹ cũng nên xem xét trình độ và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, tuyệt đối không để những "giáo viên kém” chỉ dạy con em mình đi chệch hướng.

KIỀU TRANG