Câu chuyện trời cách bao nhiêu và bài học đắt giá cho những ai biết chân trọng

Hãy cùng đọc câu chuyện cuộc sống về khoảng cách trời đất để rút ra bài học cho cuộc sống.

Câu chuyện thứ nhất

 

Ảnh minh họa (Internet)

"Một người tò mỏ hỏi Socrates - một học giả được xem là "biết tuốt": “Ông là người có học vấn uyên thâm, ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?”

Socrates trả lời: “Khoảng 1 mét”.

Người đó không tin nói: “Thưa ông, ngoài trẻ sơ sinh ra, chúng ta ai cũng cao hơn 1m, nếu độ cao giữa trời và đất chỉ có 1m, thì chẳng phải chúng ta đã đâm vào bầu trời rồi hay sao?”

Socrates tiếp tục nói:

“Đúng, ai mà chả cao hơn 1m, nhưng nếu muốn thông đạt khoảng cách giữa trời đất, thì phải biết cách cúi đầu...”.

Câu chuyện thứ 2

Ảnh minh họa (Internet)

Thời xưa, các bậc Quân Vương, hiền thần khi lựa chọn vợ đều đề cao phẩm hạnh đạo đức, tu dưỡng trí tuệ hơn là vẻ ngoài rất nhiều. Hãy cùng đọc câu chuyện xưa: “Hoàng thượng tuyển chọn Hoàng hậu”, để biết thêm về điều này.

Thời xưa, có một vị Hoàng thượng trẻ tuổi vì để có thể tìm được một người vợ hiền nên đã tổ chức một cuộc thi tuyển. Đến ngày thi, có rất nhiều các thiên kim tiểu thư vô cùng xinh đẹp là con của bậc đại thần, và người giàu có đến tham dự. Ngoài ra còn có một cô gái, là con một gia đình nông dân cũng đến ứng thi.

Câu hỏi thứ nhất mà vị Hoàng thượng đưa ra là: “Khoảng cách giữa nơi mà mặt trời mọc và nơi mà mặt trời lặn là bao xa?”

Câu hỏi đầu tiên của Hoàng thượng thực sự đã làm khó các thiên kim tiểu thư, khiến họ vô cùng bối rối. Ai có thể đo được khoảng cách ấy đây?

Trong lúc mọi người im lặng không ai có câu trả lời thì cô gái nông thôn kia bình tĩnh đáp:“Thưa Hoàng thượng! Khoảng cách ấy đúng bằng một ngày!”

hien diu

Hoàng thượng nghe xong vô cùng tán thưởng: “Trả lời thật hay! Trả lời hay lắm!” Còn các thiên kim tiểu thư thì ai nấy đều đỏ mặt ngượng ngùng.

Hoàng thượng lại ra câu hỏi thứ hai: “Khoảng cách giữa trời và đất là bao xa?”

Tiểu thư của một vị đại thần liền trả lời ngay rằng: “Thưa Hoàng thượng! Thần thiếp nghe nói có câu rằng: “Cửu vạn lý trường thiên”. Nên thần thiếp nghĩ, khoảng cách giữa trời và đất là 9 vạn dặm!”

Tiểu thư một gia đình giàu có cũng trả lời: “Thưa Hoàng thượng! Đường tăng từng đi qua mười vạn tám ngàn dặm để lấy kinh, nên thần thiếp nghĩ đây chính là khoảng cách giữa trời và đất!”

Cô gái nông thôn lại bình tĩnh trả lời: “Thưa Hoàng thượng! Dân nữ nghĩ rằng khoảng cách giữa trời và đất đúng bằng khoảng cách giữa mở mắt và nhắm mắt!”

Hoàng thượng vừa cười vừa nói: “Đúng vậy!” Những thiên kim tiểu thư khác trong lòng cảm thấy vô cùng lo lắng.

Cuối cùng Hoàng thượng lại ra một câu hỏi: “Khoảng cách giữa lời nói thật và lời nói dối là bao xa?”

Câu hỏi vừa đưa ra, tất cả mọi người đều thất thần và hỏi lại nhau rằng: “Giữa nói thật và nói dối còn có đơn vị khoảng cách sao?”

Lúc này cô gái nông thôn kia lại không một chút do dự mà nói rằng: “Thưa Hoàng thượng! Khoảng cách ấy đúng bằng khoảng cách giữa hai lỗ tai! Khi dùng một tai nghe lời nói từ một bên thì thường thường sẽ nghe được lời nói không thật. Dùng hai tai lắng nghe ý kiến bất đồng mới có thể nghe được lời nói thật!”

Hoàng thượng mừng rỡ, liên tục khen ngợi, định tuyên bố chọn cô gái nông thôn làm Hoàng hậu. Nhưng Thái hậu lại khinh thường cô gái nông thôn ấy và làm khó cô bằng ba việc. Bà yêu cầu cô gái tìm một đóa hoa đẹp nhất trong thiên hạ, một con chim quý nhất trong thiên hạ và một quả trứng gà có xương đến cho bà. Nếu không thì hôn ước sẽ bị hủy bỏ. Không ngờ, cô gái nông thôn không hề lo lắng mà lập tức đồng ý.

Ba ngày sau, cô gái mang theo một đóa bông, một con chim én và một quả trứng gà đang ấp dở đến cung điện. Hoàng thượng, Thái hậu, các đại thần trong triều đình và các tiểu thư dự thi đều đến xem kết quả.

Cô gái nông thôn nói: “Thưa Thái hậu! Người ta nói rằng, hoa mẫu đơn là vua của các loài hoa. Hoa mẫu đơn tuy đẹp nhưng lại không bằng đóa bông. Bông có thể dệt thành vải, nhuộm thành muôn màu muôn sắc và hình dạng khác nhau, cho nên đóa bông là đẹp nhất. Người ta nói, phượng hoàng là vua của các loài chim, mặc dù phượng hoàng quý nhưng lại không bằng chim én. Chim én có thể bắt sâu gây hại cây, bảo vệ cây trồng để cung cấp lương thực cho muôn dân, cho nên, chim én là quý nhất. Gà con trong trứng đã có xương, cho nên khi nó còn ở trong quả trứng mà chưa nở ra thì đó chính là quả trứng có xương.”

Cô gái nông thôn sau khi giải thích xong, Hoàng thượng liền tuyên bố: “Vị cô nương này chính là hoàng hậu mà ta mong ước nhất!”

Từ đó về sau, cô gái thông minh, trí tuệ ấy đã vượt qua rất nhiều thiên kim tiểu thư xinh đẹp trở thành Hoàng hậu của Hoàng thượng".

Từ 2 câu chuyện này chúng ta có thể rút ra bài học

Giữa thực tại và mơ ước thường có một khoảng cách lớn. Một số sinh viên của trường quân đội mang theo nguyện vọng mỹ hảo bước vào trường, nhưng đã không thích ứng được kỷ luật thép của quân đội, dễ dàng đánh mất lý tưởng, khó có thể dung nhập đại gia đình quân đội này.

Lúc này, nếu chỉ một mực ngẩng cao đầu, không hạ bỏ được cái tâm thái của bản thân, có thể rất khó tìm đúng vị trí cho mình. Trái lại, cúi đầu xuống, tĩnh tâm lại, rất nhanh sẽ tìm thấy hào khí trong quân doanh.

Học cúi đầu trước những sai lầm của mình

Con người không phải Thánh nhân, ai cũng có thể mắc sai lầm, đã mắc lỗi thì nên sửa đổi. Tuy nhiên, có nhiều người không đủ can đảm thừa nhận sai lầm của chính mình.

Cúi đầu không phải khuất nhục, cúi đầu không phải người thấp hèn, mà là biết rằng sai nên phải sửa, đó là cái giá phải trả.

Can đảm cúi đầu trước sai lầm là một hành động thông minh và quyết đoán, là một loại phẩm cách cao quý, rộng lượng mà thong dong. Có cong thì mới có thẳng, có thể lui mới có thể tiến, có thể nhu mới có thể cương.

Khom lưng, cúi mình thực ra chỉ là một động tác đơn giản nhưng không phải ai cũng sẵn sàng khom lưng, cúi mình, chỉ có người hiểu biết, khiêm tốn mới đủ hiểu vì sao nên cúi. Khom lưng, cúi đầu có thể khiến chúng ta đánh mất hiện tại nhưng tuyệt đối không thể đánh mất chính mình.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người không thể làm việc đó, có thể họ lười, cũng có thể họ cao ngạo, hoặc họ chỉ quan tâm đến việc ngẩng cao đầu ngắm phong cảnh trên cao mà quên mất…

Từ câu chuyện cuộc sống trên giúp chúng ta nhận ra rằng, rất nhiều người ngẩng đầu phấn đấu, cuối cùng nhìn lại, cái giành được chỉ là phù du, là vật ngoài thân mà thôi. Những người có sự nghiệp thuận lợi nhất, tiến bộ nhanh nhất thường là những người đã hiểu và biết cách “cúi đầu”. Lúc nào cũng ngẩng mặt tự phụ thì làm sao nhìn ra cái hay của người khác mà học hỏi?

Ngạo mạn và "cái kết đắng" của kẻ ngạo mạn chúng ta nghe đã nhiều nhưng để biết cúi đầu, ngẩng đầu đúng thời điểm chính là một nghệ thuật sống! Chỉ cần khom lưng, cúi đầu một lần, có thể cuộc đời bạn sẽ từ đó mà đổi thay. Khom lưng, cúi đầu là để có thể ngẩng đầu một cách đường hoàng hơn.

Câu chuyên trên cho chúng ta biết một đạo lý, “cúi đầu” chính là cách hành xử đúng mực trong cuộc sống. Cúi đầu không phải nịnh hót, bợ đỡ, mà là sự thấu hiểu nhân sinh, biết được khả năng của bản thân nên sẵn sàng đối mặt với hiện thực, khiến tầm nhìn của mình trở nên rộng rãi thoáng đãng.

Học cách cúi đầu khi đối mặt với hiện thực trước mắt vì sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết.

Học cúi đầu trước những sai lầm của mình: Con người không phải Thánh nhân, ai mà không có sai lầm, đã mắc lỗi thì nên sửa đổi. Tuy nhiên, có nhiều không đủ can đảm thừa nhận sai lầm của chính mình.

Cúi đầu không phải khuất nhục, cúi đầu không phải người thấp hèn, mà là biết rằng sai nên phải sửa, đó là cái giá phải trả. Can đảm cúi đầu trước sai lầm là một hành động thông minh và quyết đoán, là một loại phẩm cách cao quý, rộng lượng mà thong dong. Có cong thì mới có thẳng, có thể lui mới có thể tiến, có thể nhu mới có thể cương.

Trúc Chi t/h