Những việc bố làm trong quá khứ vẫn khiến con gái tôi ám ảnh cho tới giờ.
Ảnh minh họa
Tôi và chồng cũ từng có 6 năm yêu nhau trước khi cưới. Khi còn yêu, anh là người đàn ông tuyệt vời, lãng mạn, yêu chiều tôi mọi điều. Thế nhưng không hiểu sao sau khi về chung một nhà tính tình anh thay đổi hẳn.
Anh cục cằn, hay ghen tuông vớ vẩn nên kiểm soát tôi thái quá. Tôi đi đâu, làm gì cũng bị anh tra hỏi. Thậm chí anh còn cài đặt thiết bị theo dõi định vị trong điện thoại của tôi. Mọi hành tung đi lại của tôi đều được chồng nắm trong lòng bàn tay và anh luôn không hài lòng về tôi. Các mối quan hệ bạn bè của tôi cũng từ đó mà mất dần, bạn bè không muốn liên lạc, kết bạn với tôi chỉ vì họ quá sợ chồng cũ của tôi.
Khi tôi nói chuyện với chồng cũ về những suy nghĩ và cuộc sống của mình bị thay đổi nhiều vì sự ghen tuông thái quá của anh, những tưởng anh sẽ thay đổi nhưng không, anh lại càng quá đáng hơn. Thậm chí bắt đầu đánh đập tôi nhiều lần trước mặt con gái.
Không chịu đựng được sự kiểm soát và tính vũ phu của anh, tôi đơn phương ly hôn, đưa con gái về nhà mẹ đẻ để nuôi dưỡng.
Ảnh minh họa
Suốt 2 năm đầu sau ly hôn tôi dường như không tiếp xúc với chồng cũ, không cho phép anh lại gần mẹ con tôi coi như là cách tôi cho anh suy nghĩ và ổn định lại mình.
Khoảng thời gian gần đây tôi bắt đầu thoải mái hơn vì nghĩ rằng chắc anh cũng đã nghĩ thoáng ra, mặt khác cũng muốn con gái có được sự quan tâm của bố như bao bạn đồng lứa. Chồng cũ cũng hứa sẽ thay đổi và mong tôi cho phép anh được thăm nom con thường xuyên hơn.
Một buổi tối cuối tuần gần đây, chồng cũ tới thăm con gái. Mẹ đẻ tôi thấy đứa trẻ và bố quấn quýt bên nhau nên rủ lòng thương, mời anh ở lại nhà ăn tối, anh cũng lập tức đồng ý, con gái thì mừng rỡ ra mặt. Vậy nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy khiến tôi hối hận.
Lúc thấy tôi đang nấu ăn trong bếp, chồng cũ xuất hiện từ phía sau từ lúc nào không hay. Anh choàng tay từ phía sau ôm lấy tôi khiến tôi giật mình đẩy anh ra xa.
- Anh làm gì vậy? Giờ chúng ta không còn là vợ chồng nữa, anh không được phép làm như thế với em.
- Anh xin lỗi đã làm em sợ nhưng anh chỉ muốn ôm em một lúc thôi, anh sẽ không làm hại gì em cả.
- Không được, chúng ta tốt nhất là nên giữ khoảng cách, điều này là không nên.
Ảnh minh họa
Thế nhưng mặc lời từ chối từ tôi, chồng cũ vẫn cố lao vào ôm, ghì chặt tôi lên bàn bếp. Con gái đang chơi ở phòng khách thấy mẹ bị khống chế liền lao vào và hét lớn lên:
- Bố tránh ra, bố không được làm đau mẹ.
Đứa trẻ lao vào đánh bố của nó và ôm tôi ra phía sau, dang tay ra như một cách bảo vệ mẹ. Tôi cũng khá bất ngờ với hành động của con gái mình. Đứa trẻ tiếp tục hét lớn:
- Bố đừng làm như thế nữa, bố hãy tránh xa mẹ ra, bố đi về đi. Bố mà còn tiếp tục đánh mẹ, con sẽ báo cảnh sát.
- Con gái, con bình tĩnh nào. Bố không hề đánh mẹ, bố chỉ đang muốn ôm mẹ một chút thôi mà.
- Không, mẹ không muốn ôm bố mà. Bố nói dối, bố lại định đánh mẹ như ngày xưa à, bố đi về đi.
Tiếng con gái hét lớn thu hút sự chú ý của mẹ đẻ tôi. Bà cũng lao tới, cầm con dao hù họa con rể cũ. Chồng cũ sợ quá chạy ra cửa mà quên cả đồ đạc trong nhà.
Ảnh minh họa
Tôi ôm lấy con gái mình, đứa trẻ cũng ôm chặt mẹ mà khóc nức nở:
- Mẹ ơi mẹ không sao chứ? Bố đã đánh mẹ chưa, mẹ yên tâm nhé, con sẽ bảo vệ mẹ, con sẽ không để bố đánh mẹ như xưa nữa đâu.
- Con ngoan đừng khóc, mẹ không sao, mẹ không sao mà, đừng khóc.
Hai mẹ con tôi cứ thế ôm nhau mà khóc nức nở. Lúc ấy tôi mới chợt nhận ra việc hòa giải với chồng cũ lại là sai lầm của tôi. Tôi đã khiến con gái mình có một kí ức đau buồn về bố của nó mà cho đến giờ nó vẫn chưa bao giờ quên được, thỉnh thoảng chỉ cần một manh nha nhỏ cũng dễ khiến nó bị kích động hơn chính bản thân tôi. Con còn quá nhỏ mà đã như thế, người làm mẹ như tôi thật sự có lỗi vô cùng.
Tâm sự từ độc giả linhdan....
Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và sự phát triển của trẻ em. Nỗi đau mà trẻ phải gánh chịu không chỉ đến từ những trận đòn hay lời nói xúc phạm, mà còn từ môi trường sống đầy sợ hãi và căng thẳng.
Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực thường cảm thấy bất an và thiếu thốn tình yêu thương. Chúng không chỉ là những nhân chứng thụ động mà còn là nạn nhân của những tác động tâm lý mạnh mẽ. Cảm giác tội lỗi, xấu hổ và bất lực thường khiến trẻ em không dám chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Họ có thể phát triển các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn hành vi.
Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển xã hội của trẻ. Những em có cha mẹ thường xuyên cãi vã hoặc có hành vi bạo lực có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc học. Chúng có thể bị cô lập, không kết nối được với bạn bè, và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Hệ quả của bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở hiện tại; nó có thể kéo dài suốt đời. Những trẻ em lớn lên trong môi trường bạo lực có nguy cơ cao trở thành người lớn có hành vi bạo lực, hoặc ngược lại, họ có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc vào những mối quan hệ không lành mạnh. Do đó, việc can thiệp và hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết để giúp trẻ em thoát khỏi vòng luẩn quẩn này.
Cần có sự chung tay từ cộng đồng, nhà trường và các tổ chức xã hội để tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em, nơi mà chúng có thể phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức về tác hại của bạo lực gia đình cũng là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn vấn đề này. Bằng cách cung cấp thông tin và hỗ trợ, chúng ta có thể giúp trẻ em lấy lại niềm tin vào cuộc sống và xây dựng tương lai tươi sáng hơn.