Chuyên gia cảnh báo 6 dấu hiệu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ "yếu đuối"

Những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ cha mẹ nuôi con "yếu đuối" cần được nhận thức sớm, tránh tự tay mình khép cửa tương lai của con.

Việc một đứa trẻ sinh ra đã có cảm giác tự ti và lo lắng hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Lâu dần, mặc cảm này sẽ phát triển thành một vấn đề tâm lý luôn đeo bám đứa trẻ và khiến chúng khó hòa nhập xã hội. Hãy cùng xem đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ có biểu hiện “yếu đuối” và các cách khắc phục tức thì để bảo vệ sức khỏe tinh thần của con yêu của mình. 

1. Trẻ nhạy cảm quá mức

Nhiều đứa trẻ bị nhạy cảm quá mức. Ảnh minh họa

Những đứa trẻ bị nhạy cảm quá mức thường sợ môi trường ồn ào, đông đúc. Một hành động vô ý của người khác cũng khiến bé cảm thấy buồn rầu, khó tập trung vào điều khác. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bộc lộ cảm xúc tiêu cực với thế giới bên ngoài. Khi một đứa trẻ tự ti, tất cả những tiếng nói tiêu cực từ thế giới bên ngoài sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy buồn bã, không thể chấp nhận và ngày càng khuếch đại nỗi đau từ sâu bên trong

Trong trường hợp này, bố mẹ không nên an ủi con kiểu vô thưởng vô phạt như: "Con đừng để ý đến người khác",... Thay vào đó, bạn hãy cùng con xây dựng giá trị cho bản thân và thúc đẩy trẻ tự đánh giá để chúng không còn quan tâm đến ý kiến hay sự phán xét của người khác.

2. Luôn bị so sánh với con người khác 

Nhiều cha thường thường dạy con bằng cách so sánh với "con nhà người ta" mà không biết rằng, chính điều này khiến trẻ cảm thấy kém cỏi, luôn mặc cảm. Những lúc này, cha mẹ nên dặn con cái đừng bỏ qua những nỗ lực của người khác trước khi họ thành công, và đừng mù quáng chú ý đến sự xuất sắc của người khác, chỉ cần con làm việc chăm chỉ và có lương tâm trong sáng.

3. Trẻ hay xì xào, nói xấu người khác

Những đứa trẻ có lòng tự trọng quá thấp thường thích chỉ trích người khác. Thông qua điều này, trẻ tự bảo vệ và tự an ủi bản thân, nhằm che đậy mặc cảm tự ti của mình. Việc bắt nạt kẻ yếu hơn thường khiến trẻ bị huyễn hoặc, cảm thấy mình là kẻ mạnh.

Trong trường hợp này, bố mẹ nên khoan dung. Bất cứ khi nào trẻ chỉ trích người khác, bố mẹ nên hướng trẻ đánh giá mọi người, sự vật, sự việc một cách khách quan. Đồng thời dạy trẻ cách biết ơn và chấp nhận người khác.

4. Luôn chần chừ trong các quyết định

Vì luôn tự ti, cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác nên lúc nào trẻ cũng chần chừ khi đưa ra quyết định. Ảnh minh họa

Lòng tự trọng quá mức khiến trẻ em không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng trong quá trình theo đuổi, chúng thường cảm thấy rằng chúng không thể hoàn thành mục tiêu của mình, điều này dẫn đến sự trì hoãn. Những đứa trẻ như vậy có tâm hồn rất nhạy cảm và sợ thất bại, chúng cũng biết rằng kết quả của sự việc không được như mong đợi nên chúng có xu hướng cứ trì hoãn tiến độ của sự việc.

Do đó, nếu trẻ luôn kỳ vọng quá cao vào bản thân mình, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ điều chỉnh, giúp đỡ đặt ra những mục tiêu thiết thực cho trẻ và điều chỉnh suy nghĩ của con cái.

5. Trẻ có hành vi phục tùng

Biểu hiện của hành vi phục tùng là trẻ không dám giao tiếp bằng mắt với người khác, ít nói, mơ hồ trong mọi việc, thiếu tự tin. Trong tâm lý học, có một lý thuyết được gọi là lý thuyết phân cấp xã hội, lý thuyết này cho rằng hành vi và cảm xúc bên trong của bạn thường phụ thuộc vào địa vị xã hội hoặc địa vị của bạn. Vì vậy, khi một đứa trẻ cảm thấy thua kém người khác, chúng sẽ bắt đầu tỏ ra không nghe lời.

Khi trẻ có hành vi phục tùng, bố mẹ cần xua đi tâm lý này của trẻ bằng những hành động tích cực. Cụ thể, bố mẹ hãy trao cho con trẻ quyền quyết định, cho con thấy mình luôn được tôn trọng và có thể trở thành người đứng đầu trong một việc gì đó.

6. Theo đuổi sự hoàn hảo

Khi không đạt được mục tiêu, trẻ dễ mất bình tĩnh và gặp phải áp lực tâm lý. Ảnh minh họa

Trẻ sẽ trở nên mất bình tĩnh khi không thể hoàn thành một mục tiêu nào đó vì đặt tiêu chuẩn quá cao cho bản thân. Bởi chúng luôn quan tâm đến đánh giá và ý kiến ​​của người khác, điều này sẽ khiến con trở nên mệt mỏi và áp lực, thất vọng khi không thể đạt được điều mình mong muốn. Từ đó, áp lực tăng lên và trẻ sẽ bắt đầu chối bỏ chính bản thân.

Vì vậy, cha mẹ nên nuôi dạy con bằng cách chuyển hướng sự chú ý của trẻ một cách hợp lý, đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, để trẻ học cách thông cảm với bản thân và hiểu rằng tận hưởng quá trình này quan trọng hơn kết quả.


 

Nhật Hạ (T/h)