Còn mắc 7 lỗi này khi đắp mặt nạ thì đừng mong da đẹp lên

Đắp mặt nạ là khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc da của các chị em. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thì làn da không thể cải thiện, thậm chí còn tệ hơn trước.

Không rửa mặt trước khi đắp mặt nạ

Một số người cho rằng ở nhà da không tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên có thể thoải mái đắp mặt nạ mà không cần vệ sinh mặt. Trên thực tế, mồ hôi, bã nhờn từ lỗ chân lông tiết ra là những tác nhân xấu đối với làn da.

Nếu không làm sạch sâu da trước khi đắp mặt nạ, các cặn bẩn, bã nhờn tồn đọng ở lỗ chân lông sẽ bị dưỡng chất từ mặt nạ bít lại gây ra mụn. Bạn nên xông hơi hoặc tấy tế bào chế giúp da sạch sâu, nhờ đó hấp thu dưỡng chất từ mặt nạ hiệu quả hơn.

Đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt

Sữa rửa mặt thường có độ pH cao khiến da khô hơn. Sau khi rửa mặt, bạn không nên đắp mặt nạ ngay mà hãy dùng toner để cân bằng độ pH, đưa da về trạng thái cân bằng.

Toner còn giúp loại bỏ cặn bã chất nhờn, làm sạch sâu và dưỡng ẩm nhẹ nhàng để da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất chuyên sâu mặt nạ. Nếu đắp mặt nạ rồi mới dùng toner thì sẽ có thể gây bí da, sinh ra mụn.

Rửa mặt sau khi đắp mặt nạ

Nhiều người thường có thói quen rửa mặt thêm một lần nữa sau khi đắp mặt nạ giấy vì dưỡng chất cô đặc thường tạo cảm giác nhớp dính khó chịu. Tuy nhiên, việc này vô tình làm giảm công dụng của mặt nạ, cuốn trôi dưỡng chất.

Nếu mặt nạ quá nhớp dính, bạn có thể massage để dưỡng chất thẩm thấu dần, sau đó lau mặt nhẹ nhàng với nước để bớt nhờn dính.

cham chi dap mat na nhung da ngay cang xau ban chac chan mac nhung loi nay

Đắp mặt nạ sai cách có thể khiến làn da trở nên tồi tệ hơn. Ảnh minh họa

Đắp mặt nạ quá lâu

Mỗi loại mặt nạ có thời gian thẩm thấu khác nhau khi tiếp xúc với da mặt. Các loại mặt nạ giấy hiện có trên thị trường thường là 15-20 phút, trong khi mặt nạ bột đất sét khô nhanh hơn nên chỉ cần 7-10 phút.

Đắp mặt nạ quá lâu sẽ khiến mồ hôi, bã nhờn tiết ra rồi thấm ngược vào da, từ đó tăng nguy cơ nổi mụn, kích ứng. Khi mặt nạ khô đi cũng là lúc dưỡng chất dần bay hơi, kéo theo cả độ ẩm trên da, khiến da mất nước và nhanh khô hơn.

Việc đắp quá lâu khiến mặt nạ khô cong trên da cũng khiến da hình thành nếp nhăn tức thì hằn theo nếp gấp của mặt nạ.

Không dưỡng da sau khi đắp mặt nạ

Sau khi đắp mặt nạ, da rất dễ bị khô, nếu không dưỡng da thì việc đắp mặt nạ sẽ không còn tác dụng. Bạn nên bôi thêm một lớp kem dưỡng mỏng để tạo lớp màng tránh cho dưỡng chất bay hơi, nhờ vậy mặt nạ có thể phát huy tối đa hiệu quả. Thêm nữa, đắp mặt nạ giống như việc mở đường cho kem dưỡng dễ dàng đi sâu vào da hơn giúp dưỡng da từ sâu bên trong.

Nói chuyện, cười đùa trong lúc đắp mặt nạ

Cười đùa, nói chuyện trong khi đắp mặt nạ sẽ khiến nếp nhăn hình thành dù da bạn chưa bị lão hóa. Đăc biệt, các loại mặt nạ từ bột đất sét khô khi đắp nên càng dễ gây ra nếp nhăn. Bạn tốt nhất nên nằm thư giãn, nhắm nghiền mắt hay ngủ một giấc ngắn trong lúc đắp mặt nạ.

Đắp mặt nạ quá thường xuyên

Các loại mặt nạ giấy đều chứa rất nhiều tinh chất, nếu đắp quá thường xuyên thì sẽ dẫn đến tình trạng da bị thừa dưỡng chất gây ra mụn. Các nhà sản xuất cũng đã khuyến áo chỉ nên đắp mặt nạ thường xuyên trong trường hợp da bạn bị khô hay phải thức khuya nhiều. Thông thường, bạn chỉ nên đắp mặt nạ 2 lần/tuần.