Lailah Gifty Akita từng nói: "Điều kỳ diệu của cuộc sống là sự tự tin được dẫn dắt bởi những giấc mơ con trẻ". Thực tế cho thấy khi trưởng thành, những đứa trẻ càng tự tin trong giao tiếp, cử chỉ hành động thì càng có khả năng đạt được địa vị cao trong xã hội, phát triển mạng lưới bạn bè, thành công trong cuộc sống.
Nuôi con nhàn tênh chẳng dễ dàng, nhưng cha mẹ cần trau dồi các cách giúp trẻ tự tin làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xã hội của mình.
Đánh giá cao sự nỗ lực của trẻ, dù thành công hay thất bại
Khi chúng ta dần lớn lên, hành trình mà ta trải qua còn quan trọng hơn cả đích đến. Vì thế, nếu trẻ có tạo nên một cú bóng thành công hay vô tình đá chúng ra ngoài biên, hãy cứ vỗ tay tán thưởng cho nỗ lực của chúng. Chúng sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi đã cố gắng. Về lâu về dài, việc không ngừng cố gắng sẽ xây dựng sự tự tin cho trẻ.
Kiểm soát lời khen
Tất nhiên, lời khen rất cần thiết để khuyến khích trẻ trong cuộc sống, giúp tăng sự tự tin cho dù con chỉ thực hiện được một việc rất nhỏ thôi như biết lẫy, biết bò hay vẽ được một hình đơn giản. Nhưng phụ huynh cũng nên kiểm soát lời khen đối với các bé và không nên lạm dụng điều này. Ví dụ, khi bé làm được những điều tích cực, hãy dành lời khen ngợi để con có thêm động lực nhưng không quá phóng đại thành quả của con.
Đặc biệt, nếu trẻ có những hành động không tốt như vất quần áo đi, vẽ bậy vào đồ đạc… thì cha mẹ tuyệt khối không khen mà cần ngăn chặn trẻ. Việc khen ngợi sai trường hợp sẽ không giúp con tự tin hơn mà khiến chúng hình thành thói xấu.
Thể hiện tình yêu với con
Ngay cả khi con bạn không hoàn hảo (ai mà chả không hoàn hảo) thì rất luôn cần tình yêu của bố mẹ. Đứa trẻ của bạn cần cảm thấy được chấp nhận và yêu thương, bắt đầu với gia đình mình và mở rộng ra bạn bè, bạn cùng lớp, và lớn hơn là cộng đồng. Nếu bạn lỡ la mắng và phớt lờ con, hãy ôm con mình, xin lỗi con và nói rằng bố mẹ yêu con rất nhiều. Tình yêu không điều kiện của bố mẹ sẽ là nền tảng mạnh mẽ cho sự tự tin của con.
Là hình mẫu cho trẻ noi theo
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc lắng nghe, đồng cảm với những sở thích, tâm tư con trẻ mà cha mẹ còn là một hình mẫu chuẩn mực cho các bé noi gương học tập. Nếu muốn truyền tải thông điệp giúp trẻ tự tin, trước hết chính cha mẹ cần thể hiện tính tự chủ, độc lập trong cuộc sống và suy nghĩ của mình.
Để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình
Nếu cha mẹ làm hết phần công việc cho trẻ thì chúng sẽ không bao giờ phát triển được khả năng và sự tự tin để tìm ra vấn đề của mình. Pickhardt phân tích: "Sự giúp đỡ của cha mẹ sẽ ngăn cản trẻ tự tin trong việc tự giúp bản thân tìm ra vấn đề". Nói cách khác, thà để trẻ có vài cái điểm B hay C hơn là toàn điểm A, miễn là chúng đang thực sự học cách tự giải quyết vấn đề.
Tập trung vào những điều tích cực
Nếu bé có những biểu hiện như thất vọng, ủ rũ, các bậc phụ huynh nên giúp con trở nên lạc quan hơn. Đừng vì thấy con bị điểm thấp khi đi học mà vội chê bai, so sánh hay mắng nhiếc trẻ, việc này chỉ càng khiến bé buồn hơn. Điều cha mẹ cần làm là luôn phân tích và hướng con đến các mặt tích cực của một vấn đề nhằm tăng sự tự tin.
Giúp con đặt ra những mục tiêu thực tế
Đặt ra những mục tiêu thực tế sẽ giúp con bạn tránh khỏi cảm giác của sự thất bại. Nếu mục tiêu là dài hơi, hãy thảo luận từng bước từng bước một để đạt được những mục tiêu ngắn hạn, để từ đó đạt được mục tiêu dài hạn.
Để trẻ sống đúng với độ tuổi
Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào việc con mình có thể hành động như người lớn. Khi trẻ cảm thấy mình chỉ làm tốt như cha mẹ mong muốn mới là đủ thì tiêu chuẩn không thực tế ấy sẽ khiến trẻ trở nên chán nản và không muốn nỗ lực. Phấn đấu để đạt tới những kỳ vọng cao sẽ làm giảm sự tự tin trong trẻ.
Tâm sự với con thật nhiều
Những cuộc trò chuyện với cha mẹ là cách giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp tốt nhất. Thực tế, nhu cầu được chia sẻ luôn thường trực trong mỗi cá nhân và với trẻ điều này cũng không ngoại lệ. Cha mẹ nên tạo cơ hội trò chuyện với con thật gần gũi và vui vẻ.
Khuyến khích trẻ phát triển sở thích riêng
Từ khi còn nhỏ, phụ huynh nên cho con tiếp xúc với nhiều hoạt động khác nhau để khuyến khích trẻ tìm được sở thích. Những đứa trẻ có niềm đam mê, dù cho thuộc lĩnh vực gì, cũng sẽ tự tin và có khả năng thành công lớn trong cuộc sống. Ví dụ như con thích vẽ, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia câu lạc bộ vẽ ở địa phương hoặc ở trường.
Tạo dựng sự độc lập và tính mạo hiểm
Hãy tạo ra những tình huống nơi con bạn có thể tự làm một mình (nhưng đảm bảo tình huống đó là an toàn). Khuyến khích con khám phá, điều này xây dựng sự tự tin để xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Khuyến khích sự tò mò trong trẻ
Đôi khi trẻ thường đặt ra hàng tá những câu hỏi khiến cha mẹ "nhức đầu", nhưng điều này nên được khuyến khích. Việc đặt câu hỏi là bài tập bổ ích cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ nhận thức được rằng "có những thứ chúng chưa biết và có cả một thế giới kiến thức mà chúng chưa từng đặt chân tới".
Khi trẻ bắt đầu đi học, thường những trẻ sống trong gia đình hay khuyến khích con đặt câu hỏi mang tính khám phá sẽ vượt trội hơn vì chúng đã được thực hành khai thác kiến thức từ cha mẹ, và thói quen này sẽ giúp trẻ học được kiến thức từ giáo viên.
Khuyến khích con chơi thể thao và các hoạt động thể chất
Thể thao giúp trẻ em xây dựng sự tự tin. Chúng học được rằng, chúng có thể tập luyện, tiến bộ và đạt được thành quả như thế nào. Chúng học cách để tìm ra điểm mạnh của mình, chấp nhận hoặc cải thiện điểm yếu; các ứng xử với thất bại; kết nối với bạn bè; học cách làm việc theo nhóm. Thể thao còn giúp trẻ em khoẻ mạnh và tôn trọng cơ thể của mình,...