Giây phút muối mặt nhất đời Từ Hi Thái hậu, nhận thanh gỗ từ cung nữ để làm việc đáng xấu hổ

Từng có quyền lực tối thượng và tận hưởng cuộc sống xa hoa bậc nhất lịch sử phong kiến, đến khi nước mất, nhà tan, Từ Hi Thái hậu đã phải trải qua những tháng ngày đen tối và vô cùng xấu hổ.

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Dù đặt dấu chấm hết cho thời phong kiến nhưng không thể phủ nhận tất cả các hoàng đế nhà Thanh đều là những người có năng lực. Đặc biệt là Từ Hi Thái hậu, người phụ nữ "buông rèm nhiếp chính" những năm tháng cuối cùng của triều đại này.

Mặc dù không đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của nhà Thanh nhưng chắc chắn "tội" của Từ Hi Thái hậu không nhỏ. Ngồi lên ngôi cao, Từ Hi đặc biệt tham lam quyền lực và của cải. Trong một thời gian dài, sự phù phiếm của thái hậu không ngừng mở rộng. Bà có yêu cầu cực cao với cuộc sống, hàng ngày phải đắm mình trong khung cảnh xa hoa. Dù quốc khố trống rỗng thì vị Lão Phật gia này cũng phải hưởng thụ mọi tiện nghi và mĩ vị chốn nhân gian.

Tất nhiên, đã là người nắm trong tay địa vị tối thượng thì Từ Hi Thái hậu cũng có lòng tự trọng vô hình rất cao, không thể nhúng tay vào bất kỳ việc xấu hổ nào. Cho đến khi triều đình nhà Thanh sụp đổ, hoàng gia phải tháo chạy thì Từ Hi mới rơi vào cảnh khốn cùng.

Theo sử sách ghi lại, khi liên quân 8 nước phương Tây đánh vào Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu đã rút chạy về Tây An. Đang sống hưởng thụ xa hoa, giờ lại rơi vào cảnh loạn lạc, Từ Hi đã trải qua thảm cảnh mà không muốn bị lịch sử ghi lại.

Cụ thể, vào năm 1900, khi địch kéo đến gần, Từ Hi đã vơ vội của cải rồi tức tốc tháo chạy. Trong giờ phút lâm nguy ấy, Thái hậu và tùy tùng chỉ kịp đem theo vàng bạc châu báu chứ không nghĩ thêm được chuyện gì. Trên đường đi, lão Phật gia đột ngột muốn đi vệ sinh. Trong khi các cung nữ và thái giám chưa nghĩ ra được cách giúp Thái hậu được "xả nỗi buồn" được thoải mái thì bà không thể nhịn được nữa, chạy nhanh đến một mảnh ruộng vắng vẻ gần đó.

Với dân đen thì việc đi vệ sinh nơi đồng ruộng là quá đỗi bình thường nhưng với Từ Hi Thái hậu thì đúng là chuyện ngàn năm có một. Nhưng sự tình sau đó còn khiến bà muối mặt hơn, đó là khi hành sự xong thì không biết làm thế nào để lau chùi. Đây là chốn đồng không mông quạnh, làm gì có giấy vệ sinh thấm nước mềm mại như trong cung, giờ này ngay cả một mảnh giấy cứng thô ráp cũng không có. Lúc này, một cung nữ mới nhanh trí nghĩ ra cách dùng một thanh gỗ thay cho giấy vệ sinh. Dù không muốn nhưng cuối cùng đương kim Thái hậu Đại Thanh cũng phải dùng gỗ thay cho giấy vệ sinh. Đây có lẽ là điều mà bà không bao giờ muốn nhớ lại từ nay đến cuối đời. 

Ngoài câu chuyện muối mặt trên thì trong hành trình tháo chạy, Từ Hi Thái hậu còn phải trải qua nhiều gian truân, khổ ải mà cả đời không thể quên. Có thời điểm dù vàng bạc đầy mình nhưng bà không thể có nổi một bát cơm, một chén nước tử tế để uống, toàn thân đói lả.

Khi bị cơn đói hành hạ, cuối cùng người phụ nữ quyền lực nhất Thanh triều lúc bấy giờ đã phải bẻ trộm ngô để nướng ăn. Phải đến khi chạy đến Tây An, Từ Hi mới có được một bữa cơm đàng hoàng. Sau nhiều ngày chạy trốn vừa đói, vừa khát, một bữa cháo đạm bạc cũng khiến bà như nuốt cao lương mĩ vị.

Người đời sau nhìn nhận Từ Hi Thái hậu là ung nhọt của Thanh triều nên khi những câu chuyện trên đây được kể lại, họ cảm thấy vô cùng hả hê, không chút thương xót. Người ta cho rằng quãng thời gian khổ sở cùng cực ấy là cái giá mà vị thái hậu này phải trả sau những tháng ngày sống xa hoa, phù phiếm trước kia.

BẢO LINH