Trao đổi với PV Dân trí chiều 22/11, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo kế hoạch, từ 22-28/11, toàn bộ học sinh THPT trên địa bàn thành phố sẽ tiêm phòng vaccine, sau đó sẽ tiếp tục tiêm cho học sinh khối THCS.
Kế hoạch tiêm chủng đảm bảo trẻ em từ 12-17 tuổi được tiêm nhanh nhất, trong đó nhóm 15-17 tuổi tiêm trước, cả học sinh đi học và không đi học, sau đó giảm dần theo độ tuổi, cuốn chiếu theo từng trường.
Địa điểm tiêm tại các trường nếu học sinh đang đi học và tại trạm y tế với trẻ không đi học.
Theo kế hoạch, khoảng cuối tháng 11 này, thành phố sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine cho học sinh khối THPT.
Như vậy, dự kiến đầu tháng 12 Hà Nội sẽ cho học sinh THPT trở lại trường học, tiếp theo sẽ là các khối lớp khác của bậc THCS.
Thông tin trên Zing cho biết thêm, thành phố đang thực hiện từng bước mở cửa trường học. Trong ngày 22/11, các trường THCS ở vùng có mức độ dịch cấp 1, cấp 2 ở 10 huyện, không có ca mắc Covid-19 cộng đồng trong vòng 14 ngày đã đón học sinh đến lớp.
7 huyện, thị xã còn lại (Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, thị xã Sơn Tây) đang chuẩn bị các điều kiện để cho học sinh đến trường vào ngày 23 hoặc 24/11.
Trước đó, tại huyện Ba Vì, các trường THCS đủ điều kiện đã cho học sinh lớp 9 chuyển sang học trực tiếp.
Như vậy, đến nay, việc mở cửa trường học đã được thực hiện đối với học sinh lớp 9 tại 18 huyện, thị xã. Các khối còn lại và toàn bộ học sinh phổ thông tại các quận vẫn duy trì hình thức học trực tuyến. Trẻ mầm non nghỉ học ở nhà.
Để có thể chuyển sang dạy học trực tiếp, các trường THCS phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo bộ tiêu chí mà Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội đưa ra.
Ngoài ra, để đến trường dạy học, giáo viên phải tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trường hợp còn lại tiếp tục dạy trực tuyến.
Trường không tổ chức ăn bán trú, canteen ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Trường chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp một buổi/ngày.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp huyện, thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trực thuộc, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình thực tiễn, diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận/huyện/thị xã, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND thành phố lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh.
Trường học chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức ăn bán trú, canteen ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân (trừ trường Phổ thông dân tộc nội trú).
Các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết, phương án cụ thể việc ứng phó với các trường hợp F0 xảy ra trong nhà trường.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 cấp huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.
Sau thời gian thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến dịch tại địa phương, UBND các huyện, thị xã xây dựng lộ trình tiếp theo cho học sinh trở lại trường học sao cho an toàn đối với học sinh và cán bộ giáo viên.