Hà Nội sơ tán khẩn cấp hơn 1.000 người dân ở bờ vở sông Hồng trong đêm

Dọc bờ vở sông Hồng trên địa bàn phường Phúc Xá có 276 hộ với 1.059 nhân khẩu, trong đó có 58 hộ thuê phòng trọ, chủ yếu là nhà tạm.

Do ảnh hưởng của bão số 3 và tình trạng mưa lớn, xả lũ sau bão khiến mực nước sông Hồng qua khu vực cầu Long Biên (Hà Nội) dâng cao. Theo đánh giá, mực nước dâng cao nhất trong 16 năm trở lại đây. Nước tràn qua khu vực bãi bồi, uy hiếp nhiều khu dân cư ở sát ven sông. Nhiều địa phương nằm ven sông Hồng đã tổ chức di dời các hộ dân có nguy cơ cao tới nơi an toàn.

Dọc bờ vở sông Hồng trên địa bàn phường Phúc Xá có 276 hộ với 1.059 nhân khẩu, trong đó có 58 hộ thuê phòng trọ, chủ yếu là nhà tạm.

Các hộ dân đã được di chuyển đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên số 67 phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet.

Các hộ dân đã được di chuyển đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên số 67 phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet.

Để kịp thời ứng phó với tình hình này, ngay trong đêm 10/9, quận Ba Đình (TP Hà Nội) đã tổ chức di dời hàng trăm hộ dân với hàng nghìn người vào trong khu vực an toàn. Các hộ dân đã được di chuyển đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên số 67 phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội.

Để bảo đảm các trường hợp người dân (chủ yếu là người cao tuổi) phải di dời tránh lũ yên tâm khi đến nơi ở tạm thời, chia sẻ trên VOV, ông Nguyễn Dân Huy - Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, các cơ sở lưu trú trên địa bàn phường Trúc Bạch đã ủng hộ chăn gối...

Các hội đoàn thể, tổ dân phố tham gia hỗ trợ nhu yếu phẩm. Đặc biệt, lực lượng cán bộ UBND, công an, y tế, dân quân thường trực sẽ ứng trực 24/24h để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt; khách sạn 5 sao Pan Pacific sẽ bảo đảm các suất ăn trong ngày đầy đủ dinh dưỡng....

Các trường hợp người dân phải di dời tránh lũ chủ yếu là người cao tuổi. Ảnh: VOV.

Các trường hợp người dân phải di dời tránh lũ chủ yếu là người cao tuổi. Ảnh: VOV.

Đặc biệt lực lượng cán bộ UBND, công an, y tế, dân quân thường trực sẽ ứng trực 24/24h để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt.

Chia sẻ trên Vietnamnet, ông Lê Văn Vinh (sinh năm 1941) cho biết, kể từ trận lụt năm 2016 đến nay ông mới thấy mực nước sông Hồng dâng cao đến vậy. 20h hôm nay, ông đã chuyển đến ở tại điểm tránh lụt do UBND quận Ba Đình thu xếp.

Vì cấp bách, ông Vinh chỉ mang theo được 1 chiếc đèn pin và mũ đội đầu. "Hiện phòng trọ của tôi đã ngập, đồ đạc chưa thu vén được gì. Chỉ mong ngày mai nước rút bớt hoặc chí ít đủ an toàn để về lấy quần áo", ông nói.

Hoàng Thị Chăn (sinh viên năm thứ nhất) thuê trọ tại phường Phúc Xá. Đây là lần đầu tiên cô gái người Bắc Kạn chứng kiến cảnh nước dâng cao đến vậy. "Nước chảy rất xiết và lên nhanh, em và các bạn cùng phòng cảm thấy hoang mang vì chưa biết đi đâu. Chiều nay được vận động chuyển đến điểm tránh nạn, chúng em thu xếp quần áo rồi đi luôn". 

Ông Lê Văn Vinh, sinh năm 1941. Ảnh: Vietnamnet.

Ông Lê Văn Vinh, sinh năm 1941. Ảnh: Vietnamnet.

Chăn cũng cho biết em đã gọi điện về cho người thân để thông báo tình hình, bố mẹ em cảm thấy yên tâm hơn vì con gái đã đổi được chỗ ở.

Trước đó, quận Ba Đình đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại phường Phúc Xá. Sở chỉ huy sẽ chỉ đạo UBND phường Phúc Xá, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng phó kịp thời bão lũ... đảm bảo an toàn cho nhân dân ngay tại chỗ.

Đồng thời chủ động triển khai các biện pháp, phương án chuẩn bị trang thiết bị, vật tư, lương thực, thực phẩm, nước uống, nơi ở tạm để di chuyển người dân khu vực bãi sông Hồng trong trường hợp diễn biến bão lũ xấu xảy ra.

Như Quỳnh (T/h)/Đời sống Pháp luật