Thư viện và nhà hát kịch Haskell có hai địa chỉ khác nhau. Nếu hỏi người Mỹ, họ sẽ chỉ dẫn bạn tới địa chỉ “Số 93, đường Caswell, Derby Line, Vermont”, còn nếu là người Canada, câu trả lời sẽ là “Số 1, đường Church, Stanstead, Quebec". Tuy nhiên, hai địa chỉ khác nhau cùng dẫn tới một tòa nhà.
Có thể thấy, công trình nằm ngay tại biên giới giữa hai quốc gia. Một nửa tòa nhà nằm ở Derby Line, một thị trấn của Mỹ. Nửa còn lại thuộc về Stanstead, một thị trấn của Canada. Bởi vậy, đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới, người dân có thể tự do bước sang lãnh thổ của nước kia một cách hợp pháp. Như vậy, đây là một trong những tòa nhà đặc biệt nhất thế giới.
Thư viện và nhà hát kịch Haskell có hai địa chỉ khác nhau.
Được xây dựng từ thế kỷ 20 theo lối kiến trúc điển hình của thư viện lúc bấy giờ, thuộc phong cách Queen Anne Revival cổ điển. Chủ nhân ngôi nhà này là ông bà Carlos Haskell và Martha Steward Haskell dành tặng cho cả 2 nước. Ông là người Mỹ còn vợ ông là người Canada. Tại sao công trình được xây dựng nằm trên biên giới giữa hai quốc gia bởi ngụ một ý nghĩa cực sâu sắc, mong muốn người dân 2 quốc gia bình đẳng ngang nhau.
Mặc dù vậy, tòa nhà chỉ có một lối vào nằm ở phía lãnh thổ Mỹ. Người dân 2 bên đều có thể đi bằng lối này, nhưng cần đảm bảo sẽ về nước mình chứ không lấn sâu sang phía bên kia. Phía bên Canada cũng có lối ra khẩn cấp, nhưng vẫn đóng cửa. Xung quanh khu vực này không xuất hiện các bức tường, hay rào dây thép gai như những gì người ta thường hình dung về một đường biên giới.
Thư viện Haskell Free và Nhà hát Opera nằm trên biên giới Mỹ - Canada.
Vào bên trong thư viện và nhà hát kịch Haskell, du khách cực kỳ ấn tượng với một đường kẻ đen chạy dọc theo sàn. Bạn có biết đây là đường gì không? Đây chính là đường ranh giới giữa 2 quốc gia, phân biệt lãnh thổ. Tòa nhà thư viện và nhà hát kịch Haskell bao gồm có 2 tầng. Ngước mặt lên nhìn tầng 2 là nhà hát. Không chỉ dừng lại ở điểm đó, đường ranh giới giữa 2 quốc gia còn phân biệt giữa vị trí các ghế ngồi thưởng thức âm nhạc, một bên là thuộc về Mỹ, một bên là Canada.
Thư viện là ở bên dưới, cũng giống như nhà hát cũng thành thành 2 nửa. Chính vì vậy, nhiều người dân của hai quốc gia vẫn hài hước nói rằng, “thư viện duy nhất ở Canada không có sách” hay “nhà hát duy nhất tại Mỹ không có sân khấu”.
Nhiều thập kỷ qua, công trình trở thành điểm đến gặp gỡ của người dân hai nước. Đây là nơi duy nhất công dân Mỹ và Canada gặp nhau ngay tại biên giới một cách hợp pháp mà không bị ảnh hưởng rào cản hải quan. Tuy nhiên, tại đây cũng từng có những vụ việc xảy ra. Năm 2011, một người đàn ông Canada bị bắt vì cáo buộc buôn lậu balo đầy súng khi đi qua nhà vệ sinh của thư viện.
Một nửa tòa nhà nằm ở Derby Line, một thị trấn của Mỹ, còn một nửa kia ở Stanstead, một thị trấn của Canada.
Kể từ sau cuộc tấn công ngày 11/9, chính quyền Mỹ đã thắt chặt an ninh tại biên giới. Các chậu cây lớn để bên ngoài như hàng rào chắn. Xe an ninh của Mỹ túc trực 24/24 giờ bên ngoài công trình.
Thư viện và nhà hát kịch Haskell chỉ là 1 trong 6 tòa nhà nằm trên đường biên giới của 2 nước. Hai thị trấn Derby Line và Stanstead cũng chia sẻ nhau nhiều thứ như bưu điện, dịch vụ y tế, dịch vụ cấp thoát nước. Nước uống bơm từ giếng khoan ở Canada, phân phối qua hệ thống do phía Canada quản lý. Trong khi đó, nước thải từ phía Mỹ xuyên qua biên giới để phía bên kia xử lý.
Ngọc Linh (t/h)