Tại sao khoai tây lại mọc mầm?
Khoai tây nảy mầm khi chúng được bảo quản trong không gian có nhiệt độ khoảng 20 độ C. Những điều kiện này khiến thực vật nghĩ rằng đang là mùa xuân và đã đến lúc tái sinh. Những "đôi mắt" mờ ảo trên bề mặt củ khoai tây nảy mầm thực chất là sự khởi đầu của những cây khoai tây mới, chúng sẽ mọc ra củ tươi nếu được trồng xuống đất.
Khoai tây đã mọc mầm vẫn có thể ăn được miễn là nó cứng và vỏ không bị teo lại. Tuy nhiên, phần mầm không ăn được nên phải loại bỏ và vứt đi.
Làm gì với khoai tây nảy mầm
Nếu khoai tây của bạn đã nảy mầm quá nhiều đến mức không thể ăn được, hãy vứt chúng đi hoặc dùng để trồng khoai tây mới. Cắt thành từng khúc xung quanh những mầm xanh có diềm xếp nếp và trồng trong vườn như trồng hạt giống.
Khoai tây xanh có an toàn không?
Khi khoai tây chuyển sang màu xanh, chúng không còn an toàn để ăn, bất kể đã mọc mầm hay chưa. Việc tiếp xúc với ánh sáng khiến khoai tây sản sinh ra quá nhiều chất diệp lục, hay sắc tố xanh, nhưng chất diệp lục không phải là vấn đề. Glycoalkaloid mới chính là thủ phạm có thể gây ngộ độc. Chất này có nhiều trong lá, hoa và chồi của khoai tây. Khoai tây mọc mầm và có màu xanh chứa rất nhiều chất này. Do đó, ăn khoai tây xanh sẽ không an toàn.
Tóm lại, không ăn khoai tây đã nảy mầm kèm theo mềm, nhão, nhăn nheo, có vỏ màu xanh lục, thối hoặc có mùi.
Cách bảo quản khoai tây
Khoai tây sẽ bảo quản được tối đa 2 tháng kể từ khi mua nếu bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Lý tưởng nhất là để khoai tây trong một hộp các tông hoặc một chiếc túi thoáng khí ở tầng hầm mát mẻ. Nhà bếp và tủ đựng thức ăn thường quá ấm và có thể khiến chúng nảy mầm sớm hơn. Hãy nhớ bảo quản khoai tây và hành tây riêng biệt để kéo dài thời hạn sử dụng của khoai tây.
Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Điều kiện lạnh sẽ khiến tinh bột chuyển hóa thành đường, nghĩa là khi ăn sẽ bị ngọt, nấu không còn bở.
Xem thêm: Rửa bát kiểu này tưởng sạch hóa ra lại rước bệnh vào người, nhiều bà nội trợ mắc phải
Bảo Linh (Theo foodnetwork)