Loại củ mọc sừng, xấu xí từng là món dân dã nay thành đặc sản, bổ chẳng kém sâm, giải độc ruột lại ngừa ung thư

CTV
Củ ấu từng là món ăn vặt dân dã của người Việt nhưng ít ai biết nó có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư và cực tốt cho hệ tiêu hóa.

Củ ấu có vẻ ngoài gai góc, đen sì lại có hai phần gai hai bên nên khá khó ăn, nhiều người chê không thích. Tuy nhiên, đây lại là món ăn dân dã ngon và bổ dưỡng, thậm chí còn từng là món ăn cứu đói cho người dân Nhật Bản xưa. Ngày nay, củ ấu ít vùng trồng hơn nên ở một số nơi đã trở thành món đặc sản, chẳng hạn như quần thể danh thắng Quốc gia Kim Sơn (nằm ở xã Vĩnh An, Thanh Hóa) - bất cứ ai đến đây vào mùa ấu cũng muốn mua về tặng người thân, bạn bè.

Theo quan điểm của Đông y, củ ấu nấu chín có vị ngọt, tính bình và không độc. Sách y học xưa còn ghi rằng: "Củ ấu có thể bồi bổ ngũ tạng, giảm đói, giải khát, giải độc rượu, dưỡng trung kéo dài tuổi thọ". Có thể thấy củ ấu tuy trông xấu xí, nhưng ăn điều độ sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Củ ấu là món dân dã, đặc sản địa phương ở xã Vĩnh An, Thanh hóa. (Ảnh minh họa)

15 củ ấu = nửa bát cơm

Nhà dinh dưỡng học người Đài Loan Jian Ruoting cho biết, củ ấu thuộc loại ngũ cốc nguyên hạt, có thể dùng làm lương thực chính, ăn khoảng 15 hạt bằng nửa bát cơm. Ở Nhật Bản xưa, khi xảy ra nạn đói, một số vùng sẽ trộn củ ấu và gạo với nhau để bổ sung dinh dưỡng.

Củ ấu nhiều dinh dưỡng, axit folic gấp đôi cải bó xôi, polyphenol tương đương với trà xanh

Ngoài sự thơm ngon và hấp dẫn, củ ấu thực sự có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Nó rất giàu carbohydrate, protein, vitamin B1, B2, vitamin C, caroten, khoáng chất kali, canxi, phốt pho, sắt và các chất dinh dưỡng khác.

Củ ấu sống chứa gấp đôi lượng axit folic so với cải bó xôi. Axit folic là chất quan trọng để tạo nên tế bào, phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, axit folic còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản và ung thư tuyến tụy.

Vỏ củ ấu còn chứa polyphenol tương đương với trà xanh có tác dụng chống oxy hóa.

Củ ấu thanh nhiệt, giải độc dạ dày và ruột

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, củ ấu có thể giúp đường ruột và dạ dày giải độc và thanh nhiệt. Vào thời Edo của Nhật Bản, cũng có tài liệu chỉ ra rằng nó được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa.

Bệnh nhân bị loét dạ dày cũng có thể ăn củ ấu với lượng vừa phải, rất hữu ích trong việc hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, củ ấu còn là một trong số ít thực phẩm có chứa hợp chất germanium hữu cơ. Các hợp chất germanium hữu cơ phong phú trong nó có thể làm tăng đáng kể lượng oxy trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố và chất thải cũ, cải thiện hoạt động của tế bào và chức năng của các cơ quan, đồng thời đạt được hiệu quả cải thiện khả năng miễn dịch và chữa bệnh tự nhiên. 

Củ ấu trông gai góc, xấu xí nhưng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Giảm cholesterol, có thể ngăn ngừa ung thư thực quản, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung

Thành phần đặc biệt ergostene chứa trong củ ấu có tác dụng chống ung thư, chống viêm và giảm cholesterol. Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Sơn Đông, Trung Quốc, một thí nghiệm trên động vật cho thấy các thành phần trong củ ấu có thể loại bỏ chứng cổ chướng do khối u gây ra, đồng thời có tác dụng ức chế ung thư thực quản, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Một số thí nghiệm chống ung thư khác cũng đã phát hiện ra rằng chiết xuất củ ấu có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

3 điều nhất định phải biết khi ăn củ ấu

Bác sĩ Zhang Hongming tại Phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc, Đài Loan nhắc nhở rằng củ ấu rất giàu carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, vitamin B2, sắt, canxi, phốt pho, kali, chất xơ... rất tốt cho sức khỏe.

Người bị bệnh thận, tiểu đường nên ăn củ ấu hạn chế. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, mọi người vẫn nên chú ý 3 vấn đề lớn khi ăn củ ấu để tránh tác dụng phụ.

- Củ ấu có hàm lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường khi ăn cần chú ý không nên ăn quá nhiều, hoặc hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột trong bữa ăn.

- Củ ấu giàu kali và phốt pho, người bị bệnh thận không nên ăn nhiều.

- Có người dùng củ ấu làm thực phẩm giảm cân, cũng nên chú ý lượng dùng, nếu không sẽ đạt được tác dụng ngược.