Đu đủ vốn là loại quả chẳng hề xa lạ gì với người Việt. Không ít gia đình có vườn rộng đều trồng ít nhất một cây đu đủ. Đu đủ có vị ngon ngọt, dễ ăn, thịt quả khi chín mềm, khi xanh làm các món nộm ăn cũng rất mát. Đu đủ có vô số tác dụng tốt đối với cơ thể con người mà hầu như không có bất kỳ tác hại nào, nên Trung y ca ngợi nó là "vua của các loại trái cây".
Đu đủ cũng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, dễ hấp thụ hơn hầu hết các loại trái cây và rau củ. Thành phần của nó bao gồm giàu vitamin A, C,kali, axit folic,… có công dụng chống viêm nhiễm, bảo vệ thị lực, bảo vệ gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, từng được Tổ chức Y tế Thế giới bình chọn là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất.
Cây đu đủ hay xuất hiện trong vườn nhà của người dân Việt. (Ảnh minh họa)
Đu đủ có hơn 17 chất dinh dưỡng, vitamin C gấp 48 lần táo
Trên thực tế, 100g đu đủ chỉ có 39 calo và giá trị GI chỉ là 30. Đây là loại trái cây tốt có GI thấp tiêu chuẩn và rất giàu các loại vitamin.
Đu đủ có hơn 17 loại dinh dưỡng như protein và axit amin, đặc biệt giàu vitamin C gấp khoảng 48 lần so với táo. Vitamin C có lợi ích chống oxy hóa, ức chế quá trình tổng hợp nitrosamine, ngăn ngừa các chất gây ung thư tác động lên cơ thể con người và còn giảm nguy cơ viêm khớp. Ngoài ra, vitamin C còn có thể tăng cường sức đề kháng cho gan, là loại trái cây tốt cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Đu đủ còn chứa axit oleanolic với nhiều hoạt tính sinh lý, có thể hạ mỡ máu, ức chế vi khuẩn, kháng viêm,… Chất này có thể sửa chữa mô hoại tử, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào gan nên đu đủ cũng là thực phẩm bảo vệ gan rất tốt.
Lycopene trong đu đủ có thể cải thiện tỷ lệ cholesterol tốt và xấu, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đu đủ có hơn 17 loại dinh dưỡng, vitamin C gấp 48 lần táo. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, papain, protease và rennet trong đu đủ là những chất hữu ích nhất để củng cố dạ dày và ruột. Papain có nhiều nhất trong đu đủ xanh, cao gấp đôi so với đu đủ chín đỏ. Enzyme này có thể phân hủy protein một cách hiệu quả, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ protein, đồng thời phân hủy protein hư hỏng, biến tính trong cơ thể con người, phòng ngừa ung thư. Nó cũng có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như loét hành tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày ruột, đau dạ dày, và kiết lỵ. Papain còn có thể thúc đẩy tuyến tụy bài tiết dịch tụy, điều hòa đường ruột, trợ giúp tiêu hóa, phòng ngừa và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa do khó tiêu.
Đu đủ 4 chức năng tăng cường kháng bệnh giảm viêm
Với hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng, đu đủ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trong đông y còn ghi nhận khả năng giúp diệt giun sán trong cơ thể của đu đủ.
Đu đủ giúp trị giun: Đối với người bị giun kim có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 - 5 hôm. Nhựa đu đủ cũng được sử dụng để sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán. Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy hạt đu đủ cũng dùng để loại bỏ khỏi cơ thể các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao, một chất phân giải protein giúp phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng cũng như các protein không tiêu hóa hết trong thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn cần thêm có những nghiên cứu sâu và rộng hơn để khẳng định điều này nên đừng tùy tiện ăn hạt đu đủ.
Một số nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ có thể giúp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột. (Ảnh minh họa)
Bổ tỳ vị, tiêu thực: Chất protease trong đu đủ rất đặc biệt, có thể phân hủy mỡ trong cơ thể một cách hiệu quả, sau đó tạo thành axit béo, đồng thời có thể tiêu hóa protein, có lợi cho cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vì vậy có tác dụng bồi bổ tỳ vị và tiêu thực rất tốt. . Đồng thời, hàm lượng chất xơ và pectin dồi dào trong đu đủ cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho các lợi khuẩn đường ruột.
Giảm gốc tự do: Carotene và lycopene cũng có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do đối với cơ thể, giảm nguy cơ ung thư, đồng thời giảm tình trạng viêm mãn tính của cơ thể, vitamin C có thể ngăn ngừa tế bào bị oxy hóa.
Phòng ngừa bệnh tim: Đu đủ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa vitamin A , vitamin C và vitamin E. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim . Các chất chống oxy hóa ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol. Khi cholesterol bị oxy hóa, nó có nhiều khả năng tạo ra tắc nghẽn dẫn đến bệnh tim.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao của đu đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bởi vì chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm mức cholesterol, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cho phép cơ thể chống lại các bệnh do vi khuẩn và vi rút. Đu đủ có một lượng lớn chất chống oxy hóa này nên giúp củng cố hệ miễn dịch.
Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, một loại vitamin quan trọng khác giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và khỏe mạnh.
Enzyme papain trong đu đủ có nhiều tác dụng tuyệt vời, bao gồm giúp phòng ngừa ung thư. (Ảnh minh họa)
Có khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt: Lycopene là một sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm có màu đỏ hoặc cam. Cà chua, dưa hấu và đu đủ là những nguồn cung cấp lycopene dồi dào. Một số chuyên gia tin rằng ăn nhiều lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác, chế độ ăn nhiều lycopene cùng với trà xanh làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Ai nên ăn và nên tránh đu đủ
Ăn đu đủ thường xuyên có thể làm dịu gan và dạ dày, thư giãn cơ bắp, làm mềm mạch máu, chống vi khuẩn và chống viêm, chống lão hóa, làm đẹp, giảm cân, chống ung thư, tăng cường thể chất.
Thích hợp cho bệnh nhân viêm teo dạ dày mãn tính, sản phụ thiếu sữa, bệnh nhân phong thấp, đau nhức xương, bầm tím, khó tiêu, béo phì. Tuy đu đủ có nhiều tác dụng như vậy nhưng không phải ai cũng ăn được đu đủ.
Những người bị lạnh bụng nên tránh vì đu đủ có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy hoặc buồn nôn. Đặc biệt là phụ nữ mang thai sợ lạnh và yếu không nên ăn. Người bị tiểu buốt, dị ứng cũng cần thận trọng khi ăn. Phụ nữ có thai nên tránh ăn đu đủ xanh vì có thể sẽ gây co bóp tử cung và đau bụng, không có lợi cho sự ổn định của thai nhi, thậm chí là sảy thai.