Mẹ chồng mang 20 trứng gà lên phố mừng đầy tháng cháu, nửa đêm thấy cảnh con dâu xách túi của bà đặt ra cửa

Nửa đêm tôi nằm ngủ mà suy nghĩ mãi, không ngủ được định ra ngoài phòng khách uống cốc nước thì nghe được cuộc trò chuyện của con dâu và con trai mình.

Khi viết ra những dòng này là lúc lòng tôi đang rất buồn vì không nghĩ những khác biệt giữa các thế hệ trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh lại khiến mẹ con tôi xa cách.

Ảnh minh họa

Tôi chỉ có một người con trai duy nhất, cháu lập gia đình và hiện đang sinh sống trên thành phố. Một mình tôi sống dưới quê vì ông nhà tôi cũng đã mất cách đây vài năm.

Vài tháng trước, khi con dâu tôi chuẩn bị sinh con. Tôi có ý định lên sớm để giúp đã các cháu chuyện cơm nước, nhà cửa, chăm con dâu ở cữ và nhất là chăm sóc đứa cháu nội đầu tiên của mình. Con trai tôi thì đồng ý nhưng con dâu tôi lại không hài lòng. Cháu nói qua điện thoại:

- Chăm trẻ nhỏ cũng không có gì là khó khăn, con đã đi học hỏi hết trước đó rồi nên khoảng thời gian đầu, con còn ở nhà nên một mình tự chăm sóc cháu được, mẹ không phải lo.

Nghe nó nói thế thôi nhưng tôi biết chắc là vì nó không thích tôi nên mới không cho tôi lên. Tuy nhiên vì con đã nói vậy nên tôi cũng vui vẻ, không đi lên nữa mặc dù đã sắp xếp hết việc dưới quê.

Ảnh minh họa

Vậy là khoảng thời gian sau đó, tôi chỉ thỉnh thoảng gọi điện lên nói chuyện với cháu nội. Hồi đầu tiên thì tôi hay gọi hơn nhưng con dâu liên tục viện cớ cháu đang ngủ, cháu đang tắm, cháu đang đi phơi nắng... nên không cho tôi gặp cháu.

Tôi cũng ít gọi hơn để khỏi phải làm mất lòng con dâu vì dù sao nó cũng mới đẻ, tôi không muốn làm ảnh hưởng đến tinh thần của nó.

Tuy nhiên đợt vừa qua là ngày đầy tháng cháu nội, ban đầu các con thông báo cho tôi là sẽ tổ chức tiệc mừng vào cuối tuần nên mời tôi sắp xếp lên chung vui nhưng chẳng hiểu sao bỗng dưng thay đổi ngày bất thình lình.

Tôi chỉ được con trai thông báo vô cùng gấp rút vào tối muộn ngày hôm trước nên 4h sáng ngày hôm sau vội vã vơ 20 quả trứng gà trong nhà có sẵn, ra bến bắt chuyến xe khách sớm hy vọng kịp giờ.

Tôi lên tới nơi là khoảng 8h sáng thì thấy khá bất ngờ vì bên phía nhà thông gia đầy đủ các thành phần từ ông bà thông gia tới anh trai, em gái của con dâu tôi và cả một số người anh em họ hàng. Song nhìn lại bên nhà nội lại chỉ có mình tôi.

Ảnh minh họa

Tôi mới thật thà hỏi bà thông gia:

- Ôi sao ông bà đông đủ cả thế này làm tôi ngại quá, các cháu báo gấp nên tôi chẳng kịp mời họ hàng cũng không kịp chuẩn bị quà cho thằng bé. Tôi chỉ có tạm 20 trứng gà có sẵn mang lên.

- Sao lại gấp chứ, con gái đã mời chúng tôi trước cả tuần nay là ngày hôm nay nó sẽ làm tiệc đầy tháng cho con. Vậy nên vợ chồng tôi còn lên trước từ hôm kia cho dư dả thời gian.

Nghe bà thông gia nói thế, tôi ngậm ngùi không nói gì thêm để đỡ xấu hổ chứ trong lòng tôi bực mình lắm.

Buổi tiệc mừng đầy tháng hôm đó là lần thứ 2 tôi được gặp cháu nội nhưng cũng không gần gũi được nhiều vì đông khách, mỗi người đều muốn bế bồng, chơi đùa với cháu. Tôi chỉ biết lủi thủi trong bếp nấu ăn hay trong nhà tắm giặt giũ quần áo cho cháu.

Con dâu gặp cảnh tôi giặt quần áo cho đứa nhỏ thì la lớn lên:

- Ôi, sao mẹ lại dùng cái nước giặt đó để giặt đồ cho cháu, nó có nước giặt riêng mà.

- Mẹ không biết, mẹ tưởng nước giặt này dùng chung đều được.

- Không được mẹ ơi, đồ trẻ sơ sinh phải dùng nước giặt riêng chứ. Thôi mẹ để đấy đi, mẹ đừng giặt nữa, lát con cho vào máy giặt riêng.

Chuyện không dừng lại ở đó bởi khi tôi động tay vào bất kì việc gì đều khiến con dâu không hài lòng.

Nửa đêm tôi nằm ngủ mà suy nghĩ mãi, không ngủ được định ra ngoài phòng khách uống cốc nước thì nghe được cuộc trò chuyện của con dâu và con trai mình.

Ảnh minh họa

Con dâu xách chiếc túi quần áo của tôi đặt ra ngoài cửa ra vào, chồng nó thấy thế liền hỏi:

- Em làm gì thế, sao lại mang quần áo của mẹ đặt ra ngoài cửa thế này.

- Em để ra ngoài này để sáng mai mẹ ngủ dậy nhìn thấy thì biết ý mà đi về quê sớm.

- Sao em lại nói thế?

- Em đã nói với anh rồi, tính của em rất cẩn thận và cầu toàn nên em không muốn bất kì ai kể cả mẹ hỗ trợ em chăm sóc con. Em chỉ muốn một mình mình chăm sóc con của em thì em mới yên tâm.

Mà anh xem, từ lúc mẹ lên tới đây em không hề nhờ mà bà liên tục động vào đồ của đứa nhỏ, bà tự ý lấy nước giặt của người lớn giặt quần áo cháu, bình sữa của đứa trẻ thì phải rửa xà phòng riêng, tráng nước sôi rồi tiệt trùng nhưng mẹ cũng không làm được, bà vừa đi bên ngoài về quần áo còn bẩn mà đã lao vào ôm cháu... Tất cả mọi thứ đều không hợp với em chút nào.

Đó là còn chưa kể đến việc lên đầy tháng cháu mà chỉ cho 20 trứng gà làm em cũng thấy xấu hổ với mọi người.

Vậy nên trước khi mọi chuyện lớn hơn thì em nghĩ mẹ nên về quê để một mình em tự chăm con là được rồi.

- Anh biết là em có thể tự chăm con nhưng chẳng mấy khi mẹ lên, những việc mẹ làm em có thể phiên phiến đi chút được không? Mẹ làm sai một lần cũng chưa đến mức khiến đứa nhỏ bị bệnh đâu mà em lo.

- Nói như anh cũng đòi nói, tới lúc con bị bệnh thì ai là người chịu trách nhiệm.

Vậy đó, qua cuộc trò chuyện của hai vợ chồng nó tôi đã hiểu được lý do vì sao con dâu luôn tìm cách không muốn cho tôi lên đây với cháu nội. Không muốn thấy các con bất hòa, tôi đặt chiếc phong bì trong đó có 2 triệu đồng và một mẩu giấy viết dòng chữ: "Mẹ tặng quà đầy tháng cho cháu nội, khi nào cháu cứng cáp, các con đưa về quê chơi nhé".

Sau đó tôi ra cửa, xách túi về ngay trong đêm.

Tâm sự từ độc giả baonhi...

Trong gia đình, việc chăm sóc cháu sơ sinh là một trong những vấn đề nhạy cảm có thể dẫn đến bất đồng giữa mẹ chồng và con dâu. Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, cần có sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Dưới đây là một số bước có thể giúp giải quyết bất đồng trong việc chăm sóc cháu sơ sinh:

1. Lắng nghe và thấu hiểu

Trước tiên, cả hai bên cần lắng nghe ý kiến và quan điểm của nhau. Mẹ chồng có thể có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ từ khi nuôi con, trong khi con dâu có thể có những kiến thức mới mẻ hơn từ các nguồn thông tin hiện đại. Việc lắng nghe không chỉ giúp mỗi bên hiểu được lý do của quan điểm còn lại mà còn thể hiện sự tôn trọng.

2. Thảo luận về phương pháp chăm sóc

Sau khi lắng nghe, hai bên nên ngồi lại để thảo luận về phương pháp chăm sóc cháu sơ sinh. Hãy làm rõ các vấn đề như:

Dinh dưỡng: Có thể mẹ chồng có cách thức cho trẻ ăn khác với con dâu. Hãy cùng nhau xem xét các phương pháp này và tìm ra cách kết hợp phù hợp.

Giấc ngủ: Mỗi người có thể có quan điểm khác nhau về cách để trẻ ngủ ngon. Cần thảo luận về lịch trình ngủ, môi trường ngủ và cách dỗ trẻ.

Vệ sinh: Việc tắm rửa và thay tã cho trẻ cũng có thể là một điểm khác biệt. Hãy chia sẻ cách làm của mỗi bên và thống nhất phương pháp tốt nhất cho trẻ.

3. Tôn trọng ý kiến của nhau

Trong quá trình thảo luận, điều quan trọng là cả hai bên cần tôn trọng ý kiến của nhau. Mẹ chồng nên nhận ra rằng những gì con dâu áp dụng có thể là những kiến thức mới và khoa học hơn, trong khi con dâu cũng nên tôn trọng kinh nghiệm và truyền thống của mẹ chồng.

4. Thống nhất và cam kết

Sau khi đã thảo luận và đạt được sự đồng thuận về các phương pháp chăm sóc, cả hai bên nên thống nhất và cam kết thực hiện. Việc này không chỉ giúp xây dựng sự hòa hợp mà còn tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

5. Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình liên tục và đôi khi cần phải điều chỉnh phương pháp. Hãy thường xuyên trò chuyện để cập nhật tình hình và cùng nhau đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Điều này không chỉ giúp duy trì sự hài hòa mà còn tăng cường tình cảm gia đình.

6. Chia sẻ trách nhiệm

Cuối cùng, cả hai bên nên cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc cháu. Mẹ chồng có thể hỗ trợ con dâu trong những lúc cần thiết, trong khi con dâu cũng nên cho mẹ chồng thấy rằng sự giúp đỡ của bà là quý giá. Sự hợp tác này sẽ giúp cả gia đình gần gũi hơn.

Việc chăm sóc cháu sơ sinh là một hành trình không hề dễ dàng và thường xuất hiện nhiều bất đồng. Tuy nhiên, với sự lắng nghe, thảo luận, tôn trọng ý kiến, và chia sẻ trách nhiệm, mẹ chồng và con dâu có thể tìm ra những phương pháp tốt nhất để chăm sóc trẻ, đồng thời củng cố mối quan hệ gia đình. Sự hòa hợp trong việc chăm sóc cháu không chỉ mang lại lợi ích cho đứa trẻ mà còn giúp gia đình trở nên gắn bó hơn.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)