Mua thịt xay sẵn sợ nhất "dính" ba loại thịt này, nhiều nơi ham rẻ trộn vào khiến người ăn dễ mắc bệnh

Thịt lợn có các phần không tốt cho sức khỏe, bạn nên lưu ý tránh sử dụng kẻo dễ khiến bản thân và người nhà đối mặt với nguy cơ bệnh tật.

Một nhà máy chế biến thịt ở Quảng Đông, Trung Quốc, gần đây gây xôn xao khi bị phát hiện bán thịt băm làm nhân bánh bao không đảm bảo chất lượng, trong đó miếng thịt trước chế biến lộ rõ các hạch bạch huyết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên con lợn, các phần thịt chứa "ba tuyến", bao gồm hạch bạch huyết, tuyến giáp và tuyến thượng thận là những phần thịt bạn nên tránh xa: 

1. Hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết là mô cơ quan để động vật lọc mầm bệnh, đồng thời cũng là nơi tập trung vi khuẩn, virus và các chất gây ung thư. Khi chúng ta mua thịt lợn, nếu thấy trong thịt có những thứ màu vàng nhạt, cỡ hạt đậu thì đó là hạch bạch huyết. 

Không nên mua thịt lợn xay sẵn ngoài chợ. (Ảnh minh họa). 

2.Tuyến giáp

Tuyến giáp của lợn là một tuyến nội tiết nằm ở lối vào khoang ngực của lợn và nối với mặt bụng của khí quản. Thành phần chính là thyroxine và triiodothyronine, có tính chất vật lý và hóa học tương đối ổn định, cần đun nóng đến 600°C mới bị phân hủy.

Sau khi tiêu thụ tuyến giáp của lợn, con người dễ bị tăng hormone tuyến giáp, phá vỡ sự cân bằng của hệ nội tiết trong cơ thể, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu bao gồm chóng mặt, nhức đầu, đỏ bừng mặt và tim đập nhanh. Vì vậy, tuyến giáp thường được cắt bỏ khi lấy phần thịt để sử dụng. 

3. Tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận nằm ở phía trước thận ở cả hai bên. Trong khi làm sạch thận, chúng ta quan sát thấy một tuyến có màu nâu nhạt và được bao quanh bởi cùng một màng sợi màu trắng là tuyến thượng thận.

Tuyến thượng thận là các tuyến nội tiết sản xuất nhiều loại hormone bao gồm adrenaline, steroid aldosterone và cortisol. Chúng ở vị trí trên đầu của mỗi quả thận. Mỗi tuyến có vỏ ngoài tạo ra hormone steroid và tuỷ trong. Hormone steroid có thể phá vỡ sự cân bằng nước-muối của cơ thể, dẫn đến tăng natri máu, giảm bài tiết nước và thậm chí phù nề, trong khi tủy trong có thể thúc đẩy quá trình phân hủy các chất glycogen trong cơ thể, gây tăng huyết áp và lượng đường trong máu, co mạch và nhịp tim tăng nhanh. Khi ăn phải tuyến thượng thận, bạn có thể gặp các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn và nôn, tê chân tay và yếu cơ.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi, các triệu chứng ngộ độc nêu trên càng trầm trọng hơn và có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Khi mua thịt lợn nên chọn ở loại có nguồn gốc rõ ràng, bán ở nơi uy tín. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để tránh mua phải thịt lợn chứa 3 tuyến trên? 

Thịt hiện được bán ở chợ phải trải qua quy trình kiểm tra, kiểm dịch nghiêm ngặt. Thông thường, các phần lợn dính "ba tuyến" sẽ được loại bỏ trong quá trình giết mổ. Do đó, bạn có thể yên tâm ăn thịt đạt tiêu chuẩn đã được kiểm tra và chế biến. Khi mua thịt, nên chú ý những điểm sau:

- Mua thịt sạch, không mua loại rẻ, không rõ nguồn gốc. 

- Mua thịt cần lưu ý các yếu tố:

+ Mùi: Thịt lợn chất lượng cao không có mùi đặc biệt, trong khi thịt lợn hư có thể có mùi ôi thiu hoặc các mùi bất thường khác.

+ Màu: Bề mặt thịt lợn tươi phải có màng ngoài hơi khô, có màu đỏ nhạt, bề mặt cắt hơi ẩm và không dính. Ngược lại, màng ngoài của thịt lợn hư có thể khô hoặc dính, xuất hiện màu xám, xanh nhạt hoặc dính.

+ Kiểm tra độ đàn hồi: Thịt lợn chất lượng tốt có tính đàn hồi và trở lại hình dạng ban đầu khi dùng ngón tay ấn vào. Tuy nhiên, thịt lợn hư sau khi ép sẽ bị móp, không những không thể phục hồi mà đôi khi còn có thể bị ngón tay đâm thủng.

+ Quan sát da: Da của thịt lợn khỏe mạnh không được có vết hằn. Những đốm chảy máu màu tím thường xuất hiện trên da thịt lợn chết, thậm chí có thể có vết chảy máu lan tỏa màu đỏ sẫm.

+ Kiểm tra cơ thịt: Thịt nạc từ lợn khỏe thường có màu đỏ hoặc đỏ nhạt. Thịt lợn bị bệnh có màu đỏ hoặc tím, khi vắt có thể rỉ ra máu đỏ sậm.

+ Kiểm tra mỡ: Mỡ lợn tươi phải có màu trắng hoặc sữa. Mỡ của thịt lợn bị bệnh có thể có màu đỏ, vàng hoặc xanh bất thường. 

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU)