Mỹ nhân Vbiz bị bệnh buồng trứng vẫn sinh được "bé Rồng" 2024, cảnh chồng trẻ phụ vợ chăm con hội bố bỉm nhìn là hiểu

Phí Ngọc Hưng trải nghiệm cuộc sống làm bố bỉm khiến nhiều người đồng cảm khi bà xã hạ sinh con gái thứ hai.

Nhiều người nghĩ rằng, phần lớn trách nhiệm chăm con sơ sinh đều thuộc về người phụ nữ và trong nhiều gia đình, hình ảnh người mẹ đầu bù tóc rối chăm con rất phổ biến. Thế nhưng thực tế thì không chỉ mẹ mà những ông chồng khi trở thành bố cũng sẽ cần san sẻ trách nhiệm nuôi dạy con với vợ, quan trọng nhất là khi đứa trẻ ở giai đoạn sơ sinh.

Sẽ không quá khó để chúng ta bắt gặp những khoảnh khắc một người đàn ông bên ngoài lịch lãm, nhưng khi "hoá thân" thành ông bố bỉm sữa thì cũng sẽ trải qua hoàn cảnh vất vả với quá trình chăm sóc con mọn giống như các bà mẹ. Đơn cử như mới đây, nàng Á hậu chân dài 1,2m Trương Mỹ Nhân đã hài hước tung hình ảnh chồng trẻ kém tuổi Phí Ngọc Hưng ở nhà chăm con so với hình ảnh khi xuất hiện ở bên ngoài khiến ai cũng "dở khóc dở cười", đặc biệt khi hội bố bỉm nhìn vào thì có lẽ sẽ hiểu và đồng cảm ngay.

Trong hình bà xã Á hậu công khai trên trang cá nhân, nam diễn viên - người mẫu với vẻ ngoài điển trai, cool ngầu bao nhiêu thì càng đối nghịch với diện mạo khi ở nhà chăm ái nữ bấy nhiêu. Ông bố trẻ không ngần ngại "hy sinh" hình tượng nam thần của mình để phụ vợ chăm con. Phí Ngọc Hưng đeo chiếc bờm màu đỏ, gương mặt bơ phờ vừa cho con sơ sinh bú sữa vừa ngủ gà ngủ gật.

Trông thấy cảnh tượng này, nhiều cộng đồng mạng bày tỏ sự đồng cảm và đồng thời cũng dành lời khen ngợi cho hành động thể hiện trách nhiệm, ra dáng làm bố bỉm rất chuyên nghiệp của nam diễn viên. Hiểu được việc chăm con sơ sinh vô cùng vất vả và khó khăn nên trong suốt quá trình đó, Phí Ngọc Hưng đã luôn đồng hành bên cạnh bà xã, phụ giúp cô chăm sóc "bé Rồng" mới chào đời.

Dẫu lên chức khi còn khá trẻ và hiện tại đã trở thành bố bỉm 2 con, nhưng những ai theo dõi gia đình nhỏ của cặp đôi "trai xinh gái đẹp" này thì cũng có thể thấy, Phí Ngọc Hưng đã ngày càng trở thành một người đàn ông chính chắn hơn, trưởng thành hơn sau khi làm bố của 2 cô con gái vô cùng đáng yêu. Cặp đôi sau khoảng thời gian "gương vỡ lại lành", cuối cùng thì đã cùng nhau xây dựng được một tổ ấm nhỏ viên mãn và hạnh phúc ở thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, trong giai đoạn chăm sóc con sơ sinh, vai trò của người bố là vô cùng quan trọng. Vì vậy mà việc nhiều ông bố thoái thác, đổ cho người mẹ trách nhiệm chăm con sơ sinh là sai lầm.

Đầu tiên, việc chăm sóc con sơ sinh là trách nhiệm chung của cả bố và mẹ. Con là kết tinh tình yêu của cả bố và mẹ, do đó, việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cũng cần sự hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm từ cả hai phía. Thông qua việc tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh, người bố không chỉ chia sẻ bớt áp lực với người mẹ, mà còn tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận, cân bằng, nơi mẹ và cha cùng nhau đóng góp và chăm sóc con cái.

Thứ hai, tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh giúp người bố tạo dựng một kết nối sâu sắc và gắn kết với con. Khi người bố dành nhiều thời gian quan tâm đến con, con sẽ cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc đầy đủ từ cả bố và mẹ, tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và hỗ trợ. Điều này có thể tác động tích cực đến sự phát triển tâm sinh lý và tình cảm của con trong quá trình trưởng thành. Đồng thời, chia sẻ công việc chăm con cũng giúp người bố tìm hiểu và thấu hiểu hơn về nhu cầu của con, từ đó xây dựng mối quan hệ cha con mạnh mẽ.

Thứ ba, việc tham gia vào quá trình chăm sóc con sơ sinh cũng giúp người bố phát triển kỹ năng làm cha. Từ việc thay tã, tắm rửa, cho ăn, ngủ... người bố học được cách chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con. Điều này sẽ giúp người bố tự tin và thành thạo hơn trong việc chăm sóc con cái.

Theo đó có thể thấy rằng, vai trò của người bố đối với con cái quan trọng không thua kém gì mẹ, nó thực sự mang lại nhiều lợi ích đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Vậy vai trò đó là gì?

- Tạo ra môi trường an toàn và yêu thương: Bố có trách nhiệm tạo ra một môi trường gia đình an lành và yêu thương cho con cái. Điều này bao gồm việc cung cấp cho trẻ sự ổn định, sự quan tâm chăm sóc và tình yêu thương để giúp trẻ phát triển niềm tin trong các mối quan hệ gia đình.

- Đóng vai trò là hình mẫu: Bố là một hình mẫu lý tưởng để con cái học tập và noi theo. Bằng cách thể hiện các giá trị phẩm chất và hành vi đúng đắn, bố góp phần giáo dục con cái về cách sống và hướng dẫn trẻ học cách đối xử với người khác một cách tôn trọng.

- Tham gia vào việc chăm sóc và giáo dục hàng ngày: Bố nên tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con cái hàng ngày cùng với mẹ. Điều này bao gồm việc chăm sóc sức khoẻ thể chất như ăn uống, điều chỉnh giấc ngủ và hỗ trợ trong việc vệ sinh cá nhân cho con. Ngoài ra, bố cũng nên tham gia vào quá trình hưởng dẫn và hỗ trợ việc học tập, xây dựng sức khoẻ tinh thần lành mạnh của trẻ.

- Khuyến khích sự độc lập và khám phá: Bố có thể khuyến khích trẻ phát triển tư duy sáng tạo, độc lập và sự tự tin bằng cách đặt ra những thách thức phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tự do khám phá, thể hiện năng lực vốn có của bản thân.

- Xây dựng mối quan hệ gắn kết: Bố có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gắn kết, tình cảm và sự tin tưởng với con cái. Bằng cách dành thời gian chất lượng cho con, lắng nghe và tương tác tích cực với trẻ. Từ đó, bố sẽ giúp xây dựng một môi trường gia đình yêu thương và ủng hộ, tạo nền tảng cho sự phát triển tâm lý, xã hội lành mạnh của trẻ.

- Hỗ trợ trong việc xây dựng nhân cách và giá trị: Bố có thể giúp trẻ xây dựng nhân cách và giá trị bằng cách giáo dục và hướng dẫn trẻ về đạo đức, pháp luật và trách nhiệm. Từ đó uốn nắn con trở thành một người có nhân cách tốt, biết tạo ra nhiều giá trị tích cực cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Như vậy, vai trò của bố trong việc nuôi dạy con cái là không thể bỏ qua, mà ngược lại còn rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Sự tham gia tích cực và đóng góp của bố giúp xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tốt về cả mặt thể chất, tâm lý và xã hội.

KIỀU TRANG