Ngày đầu về làm dâu bố mẹ chồng đã bắt “theo luật”, chỉ với một câu nói tôi liền khiến hai người cứng miệng

Bố mẹ chồng im bặt trước những phản hồi của con dâu.

Bố mẹ trẻ và ông bà vốn là hai thế hệ có khoảng cách khá xa, thế nên dù là quan điểm sống hay quan điểm giáo dục con cháu đều cũng sẽ khác biệt hoàn toàn. Mặc dù lần đầu làm mẹ, tôi chưa có kinh nghiệm nhiều, tuy nhiên tôi đủ học thức để phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai.

Trước khi trở thành mẹ kế, tôi từng là chị của 3 đứa em, và chính tôi cũng là người nuôi nấng, dạy dỗ tụi nhỏ từ khi chúng bé tý. Có lẽ vì vậy mà dù bước vào cuộc hôn nhân với người đàn ông “gà trống nuôi con”, tôi vẫn tự tin mình sẽ làm tốt vai trò mẹ kế. 

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, chuyện này đã bắt đầu có chút khó khăn, thử thách khi ngay từ ngày tôi bước chân vào làm dâu. Trong bữa ăn trưa đầu tiên với bố mẹ chồng, ông bà đã “làm luật” với tôi. Không biết có phải vì họ lo lắng sẽ có mấy cảnh như “mấy đời bánh đúc có xương/mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, thế nên cả bố chồng và mẹ chồng đã đưa ra yêu cầu tôi chỉ cần làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, còn chuyện nuôi dạy con thì bố mẹ chồng sẽ lo tất.

Dĩ nhiên, tôi không đồng ý. Mặc dù, đứa trẻ không phải là máu mủ do chính tôi sinh ra, nhưng đã cưới bố nó nghĩa là tôi chấp nhận đồng hành cùng anh trên hành trình xây dựng tổ ấm hạnh phúc, và điều đó bao gồm cả việc tôi sẵn sàng làm mẹ.

Vả lại, trong thời gian tìm hiểu gia đình chồng, tôi hoàn toàn nhìn ra được rằng, bố mẹ chồng cực kỳ cưng chiều cháu nội, phải nói là cưng chiều một cách vô điều kiện. Có lẽ, tôi cũng hiểu và đoán được một phần nào đó vì sao lại như vậy. Hẳn là bố mẹ chồng sợ cháu tủi thân, nghĩ cháu thiệt thòi vì mất mẹ sớm nên muốn bù đắp cho cháu trai mọi thứ tốt nhất mà bản thân họ có thể làm.

Tuy nhiên, chỉ với một câu nói, tôi liền khiến bố mẹ chồng im bặt và thay đổi suy nghĩ, quyết định giao cháu trai cho tôi. Cũng không phải câu nói gì “ghê gớm” lắm, tôi chỉ bày tỏ quan điểm thật lòng của bản thân, cùng một lời hứa “chắc như đinh đóng cột”.

Ảnh minh hoạ

Tôi nói rằng: “Nếu bố mẹ muốn cháu mình lớn lên trong sự đồng hành đủ đầy của cả bố và mẹ, thì hãy tin con, con chắc chắn sẽ khiến cho cháu trai của bố mẹ trở thành đứa trẻ hạnh phúc nhất”. Nghe được những lời chân thành thế này từ tôi, có lẽ bố mẹ chồng cũng mềm lòng và yên tâm hơn. Dĩ nhiên, tôi không nói suông, và tôi sẽ làm được điều đó, vì kể từ khi bước chân vào gia đình đứa trẻ, tôi đã là một người mẹ…

Tâm sự từ độc giả gianglamha…@gmail.com

Trong một gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, làm thế nào cha mẹ kế có thể mang lại cho trẻ tình yêu thương và sự ấm áp mà chúng cần?

Mặc dù không có quan hệ huyết thống giữa cha mẹ kế và trẻ nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với con cái của mình. Vì vậy, đối với cha mẹ kế, khi sống chung với trẻ cần nắm vững trí tuệ giáo dục, biết dành cho con tình yêu thương và sự ấm áp.

Trên thực tế, trẻ em rất nhạy cảm với tình yêu, nếu cha mẹ kế đối xử chân thành với trẻ thì trẻ sẽ hiểu. Khi cha dượng, mẹ kế bước vào gia đình, điều này không tránh khỏi khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu nhưng điều này không có nghĩa là đứa trẻ sẽ không bao giờ chấp nhận.

Do đó, khi cha mẹ kế hòa hợp với con cái, họ nên cho con đủ kiên nhẫn và thời gian để con có thể từ từ chấp nhận sự thay đổi trong mô hình gia đình. Công bằng mà nói, cha mẹ kế nên chú ý nhiều hơn đến phương pháp và kỹ thuật khi hòa hợp với con cái, điều này cũng có nghĩa là họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề giáo dục khó khăn hơn.

Vì vậy trước khi quyết định trở thành cha mẹ kế, bạn phải cân nhắc kĩ. Đối xử với trẻ bằng sự đồng cảm sẽ giúp cha mẹ kế chiếm được tình cảm của trẻ.

TRANG TRI