Cao Bằng – mảnh đất có nhiều địa điểm du lịch như thác Bản Giốc, đèo Mã Phục, hồ Thang Hen… Và ít ai biết rằng nơi đây có một ngôi làng đá cổ có “tuổi thọ” lên tới hàng trăm năm. Đó là làng Khuổi Ky – cái tên thật độc lạ nhưng cảnh sắc lại vô cùng bình yên, mang đậm nét văn hoá đặc trưng của người Tày.
Làng đá cổ Khuổi Ky (Đàm Thuỷ, Trùng Khánh) nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 100km, có 14 hộ dân tộc Tày sinh sống tại những ngôi nhà sàn làm bằng đá – yếu tố tạo nên sự đặc trưng độc đáo mà không đâu có được. “Năm 2008, làng cổ Khuổi Ky đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận “Làng văn hoá truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.
Làng Khuổi Ky – cái tên thật độc lạ nhưng cảnh sắc lại vô cùng bình yên, mang đậm nét văn hoá đặc trưng của người Tày.
Làng trải rộng chừng 1ha, dựa lưng vào núi đá vôi, phía trước là khoảng đất rộng 0.2ha. Đặc biệt trong làng có dòng nước trong veo, mát rượi – là nơi người dân dùng để tắm mát giải nhiệt khi hè về.
Người dân trong làng chỉ có 2 dòng họ, đó là họ Triệu và họ Nông”, Hữu Thái (30 tuổi, quê Nghệ An) – một nghiếp ảnh gia từng đặt chân tới làng cổ cho biết.
Người Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá và người dân trong làng cổ Khuổi Ky cũng không ngoại lệ. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên. Vì thế trong luật tục của họ đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá.
Làng đá cổ Khuổi Ky (Đàm Thuỷ, Trùng Khánh) nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 100km, có 14 hộ dân tộc Tày sinh sống tại những ngôi nhà sàn làm bằng đá – yếu tố tạo nên sự đặc trưng độc đáo mà không đâu có được.
Đá trong tâm tưởng của người Tày ở Khuổi Ky thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên.
“Những ngôi nhà sàn đá của 14 hộ dân trong làng đực xây dựng trong khoảng năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước. Lúc này, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị.
Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Tày”, anh Hữu Thái cho hay.
Những ngôi nhà sàn đá của 14 hộ dân trong làng đực xây dựng trong khoảng năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước.
Nụ cười tươi tắn và hiếu khách của người dân trong làng Khuổi Ky.
Phần mái được lợp bằng mái ngói âm dương mang đến cho những ngôi nhà sàn ở làng đá Khuổi Ky nét cổ kính hiếm có. Nhà có ba gian chính, mỗi gian được ngăn bằng khung ván gỗ để thuận tiện cho việc sinh hoạt.
Ở Khuổi Ky, đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò… "Nếu những vùng quê khác trồng cây gai và chặt cây làm hàng rào thì ở Khuổi Ky xây các bước tường, rào đá như thành lũy che chắn rất kiên cố. Chúng được xếp từ hàng vạn viên đá lớn, nhỏ khác nhau bằng vữa kết dính trộn từ vôi và cát", anh Hữu Thái nói.
Ở Khuổi Ky, đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò…
Một góc trong làng cổ.
Ngoài tận hưởng không gian hoài cổ của làng đá, du khách đến Khuổi Ky còn được thưởng thức các món ăn đặc sản, dân dã như rau cải, ngô, cốm, hạt dẻ, xôi trám đen cho đến gà thả đồi hay vịt, đặc biệt có măng rán, củ măng khứa từng đường nhỏ và ốp nhân thịt rán. "Con người ở đây cũng rất hiếu khách. Họ sẵn sàng kể cho người lạ nghe câu chuyện về làng cổ cũng như tiếp đã những món ăn đặc sản. Thực sự mình thấy khá bất ngờ khi đặt chân đến đây bởi các làng xung quanh đang dần phát triển theo nhịp sống hiện đại, nhưng làng Khuổi Ky vẫn duy trì nguyên vẹn", chàng nhiếp ảnh gia nói.
Con người ở đây cũng rất hiếu khách, sẵn sàng kể cho người lạ nghe câu chuyện về làng cổ cũng như tiếp đã những món ăn đặc sản.
Ở Khuổi Ky người dân vẫn giữ được nét hoài cổ xưa cũ.
Cũng theo anh Hữu Thái, hiện người Tày Khuổi Ky đã có một số hộ làm homestay có hệ thống điện, nước và internet đầy đủ. Ngoài ra họ còn huy động cùng nhau làm du lịch, có phân công phục vụ, từ ngủ nghỉ, ăn uống cho đến hướng dẫn và các sinh hoạt múa hát.