Người đàn ông phải cắt bỏ 2 bàn chân vì ăn món "vạn người mê"

Gia đình có mua lòng lợn ở chợ về ăn và anh T. ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân sốt 39-40 độ C, mệt nhiều liền đi khám.

Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân Đ.V.T, Nam, 39 tuổi đến từ Nghệ An.

Bệnh nhân T. có tiền sử bị Gout phát hiện cách 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên. Bệnh nhân có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.

Khai thác tiền sử bệnh, 4 ngày trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân có mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn, bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều. Sau đó bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt tình trạng không cải thiện, xuất hiện các ban toàn thân.

Theo Pháp luật Việt Nam ngày 14/10/2023, bệnh nhân nhập vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu và được chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương. Bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết do S.suis/Gout và được chỉ định đặt ông nội khí quản thở máy.

Ngày 31/10/2023 bệnh nhân được chuyển sang khoa Ngoại Chấn thương, chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.

Đời sống - Người đàn ông phải cắt bỏ 2 bàn chân vì ăn món 'vạn người mê'

Bệnh nhân bị hoại tử chân. Ảnh: BVCC.

Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân này, Ths. BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máy… Hiện tại bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, theo Ths. BS Phạm Văn Phúc, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Đặc biệt phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Cách phòng bệnh liên cầu lợn

Theo Sở Y tế Đắk Nông các cơ quan chức năng cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợn:

+ Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

+ Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

+ Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

+ Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh có nghi ngờ nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn, thịt lợn.

+ Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn khi phát hiện khu vực có ổ dịch trên đàn lợn.

+ Lợn ốm, chết phải chôn, lót, phủ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

+ Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch y tế quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại.

Trúc Chi (t/h)