Nhiều tiềm năng du lịch Việt Nam còn đang bỏ ngỏ

Sau đại dịch là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch đưa ra các sản phẩm mới nhằm thu hút hành khách, phục hồi nền kinh tế.

Việt Nam được đánh giá là đất nước có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, ngay khi mở cửa, các địa phương và doanh nghiệp đã nhanh chóng quay trở lại đường đua, chào hàng bằng các sản phẩm du lịch đa dạng.

Tuy nhiên, để có thêm nhiều điểm đến mới trên bản đồ Việt Nam, rất cần vai trò của các nhà đầu tư chiến lược làm thay đổi diện mạo và tăng thu hút cho du khách. Trước những yêu cầu đặt ra, hôm nay (25/8), tọa đàm “Sự trỗi dậy của các điểm đến và trải nghiệm dịch vụ mới” đã được diễn ra nhằm đánh giá những xu hướng du lịch trong thời gian tới.

Tìm hướng đi để tồn tại

Chia sẻ về cách “sống sót” trong đại dịch ông Đào Đức Long, Giám đốc phát triển dự án, Công ty cổ phần phát triển Du lịch Xanh Minh Đức bày tỏ: “Khi dịch bệnh xảy ra chúng tôi nghĩ chỉ kéo dài 1-2 tháng không ngờ lại kéo dài 2 năm. Nhưng lúc đó mọi nguồn lực đã được chuẩn bị chi tiết thì không có lý do gì để phải dừng lại”.

Hướng đến du lịch gần gũi với thiên nhiên ở những khu vực mới như Yên Bái và thực tế may mắn khi dịch bệnh diễn ra đã thúc đẩy nhiều xu hướng mới như chuyển đổi số, du lịch về với thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên bền vững. Đây cũng là cách doanh nghiệp này vượt qua khó khăn trong hai năm dịch bệnh với tăng trưởng dương.

Đối thoại - Nhiều tiềm năng du lịch Việt Nam còn đang bỏ ngỏ

Chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch.

Có cách đi khác, bà Lê Thị Thu Nguyệt, Giám đốc Marketing & Truyền thông, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cho biết về kinh nghiệm vượt qua đại dịch: “Chúng tôi luôn lấy con người làm trung tâm và xây dựng đội ngũ vững mạnh trong hoàn cảnh dịch bệnh.

Đồng thời linh hoạt thích ứng để biến nguy thành cơ, chúng tôi đã đón khách cách ly lưu trú trong giai đoạn dịch bệnh. Sau đó tận dụng những nhu cầu về cơ sở cách ly chuyển đổi giúp có được nguồn thu từ khách hàng”.

Tiềm năng phát triển du lịch vùng núi phía Bắc

Bàn về xu hướng mà các doanh nghiệp du lịch sẽ quan tâm khai thác trong thời gian tới, phần lớn các khách mời đều cho rằng du lịch trải nghiệm, gần gũi với thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe sẽ là lựa chọn của hành khách.

Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của ngành du lịch, đặc biệt trong tương lai Việt Nam sẽ là điểm đến du lịch trên thế giới, ông Long bày tỏ: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và các con số đều thể hiện được rằng đang có sự tăng trưởng rất lớn trong xu hướng du lịch vùng núi nói chung và đặc biệt vùng Yên Bái nói riêng. Đây là tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển du lịch”.

Đối thoại - Nhiều tiềm năng du lịch Việt Nam còn đang bỏ ngỏ (Hình 2).

Việt Nam có nhiều điểm đến chưa khai thác hết tiềm năng.

Ở đây, lấy ví dụ vè hai cảnh quan nổi tiếng của Việt Nam được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến là hình ảnh của Vịnh Hạ Long, và ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Nhưng so với Hạ Long thì Mù Cang Chải chưa được khai thác hết tiềm năng phát triển của mình. “Điều này chứng minh chúng ta còn rất nhiều dư địa để đầu tư và phát triển vào khu vực đó”, ông Long bày tỏ.

Thời gian tới doanh nghiệp du lịch đưa ra các sản phẩm hướng đến đối tượng rộng lớn hơn, phát triển khu vui chơi, khu dược liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, sự thay đổi xu hướng du lịch cũng đã bắt đầu từ trước khi đại dịch, với việc quay về với thiên nhiên và tách xa đời sống hiện đại. Tại buổi tọa đàm, các khách mời cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam cần tận dụng lợi thế khi có đa dạng các nền văn hóa bản địa, vì vậy cần liên kết các vùng để thu hút khách du lịch. Bởi nếu liên kết vùng tốt mới đạt ra những du lịch trọn gói, tạo sự tương hỗ lẫn nhau giữa các vùng.

Thông tin từ Tổng cục Du lịch cho biết tính chung 7 tháng của năm 2022, Việt Nam đón 954.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng tháng trong 7 tháng qua đạt 62%/tháng.

Trong 10 thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam, 9 thị trường là từ khu vực châu Á và Thái Bình Dương, còn lại là Trung Quốc. Trong đó, Hàn Quốc là thị trường gửi khách hàng đầu, tiếp đó là thị trường Mỹ.