Theo tiến sĩ Stephanie Sarkis (Mỹ) chia sẻ trên tờ Psychology Today cãi nhau, hay tranh luận, là một hình thức giao tiếp. Những cặp hay cãi vã hiểu được tầm quan trọng của việc làm cho mối quan hệ bền vững, do đó, mối quan hệ sẽ lâu dài.
Qua kết quả của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một mối quan hệ sẽ luôn có thách thức và xung đột. Khi các giai đoạn ban đầu chuyển sang ổn định, con người có xu hướng bảo vệ lãnh thổ của mình.
Họ muốn được lắng nghe và thấu hiểu, theo đuổi đam mê của mình và được thừa nhận. Các cặp vợ chồng tranh luận đang bày tỏ mong muốn được lắng nghe. Khi hành vi này được thực hiện một cách xây dựng, hai phía sẽ càng gắn bó.
Thông qua nhiều lần cãi nhau, hai phía đúc rút ra kinh nghiệm để giao tiếp hiệu quả. Nhờ thế, họ sẽ biết được điều gì đáng để tranh luận và điều gì không.
Tranh cãi cũng giúp hai phía giải tỏa cảm xúc với điều kiện không để bụng. Ngược lại, kìm nén cảm xúc để tránh xung đột là không lành mạnh. Một mối quan hệ bền chặt đồng nghĩa với việc hai phía có thể giải quyết những bất đồng mà không chuyển sang giận dữ, căm thù nhau.
Những bất đồng trong một mối quan hệ có thể là một cơ hội để trưởng thành và học hỏi. Các cuộc tranh luận có thể cho phép các đôi hiểu được quan điểm, niềm tin và bản sắc cá nhân độc đáo của nhau.
Ngoài ra, một số cặp hay tranh cãi cũng có xu hướng trở nên nồng nàn hơn sau đó. Một số thích làm tình sau một cuộc tranh cãi gay gắt, do điều này làm tăng hormone và huyết áp.
Chuyên gia về mối quan hệ, tiến sĩ Pam Spurr giải thích, trong tiềm thức bạn quan tâm đến người kia ngay cả trong khi cãi nhau. Chẳng hạn, cuộc cãi vã cho thấy bạn muốn đối tác của mình uống ít hơn và quan tâm đến sức khỏe hơn, hoặc bạn muốn họ đến đúng giờ hơn để cả hai không phải bỏ lỡ những việc quan trọng.
Tại sao một số cặp vợ chồng hay tranh cãi?
Cãi nhau không có nghĩa là mối quan hệ đó đang gặp rắc rối. Tranh luận là một hình thức giao tiếp lành mạnh, có thể làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau và dạy cho hai phía những bài học quý giá.
Thêm vào đó, những bất đồng trong một mối quan hệ là điều tự nhiên, cho thấy hai phía đều có những quan điểm và niềm tin khác biệt.
Các chuyên gia nói rằng nắm vững nghệ thuật tranh luận là rất quan trọng đối với một mối quan hệ lành mạnh. Theo đó, kể cả khi cãi nhau, bạn nên lưu ý các quy tắc sau.
Không cãi nhau trước mặt con cái
Cha mẹ là những hình mẫu đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc sống của con. Khi chúng ta cãi nhau trước con, con sẽ học được cách giải quyết xung đột bằng cách tranh cãi và gây hiểu lầm. Làm việc này sẽ khó khăn hơn để con học cách xử lý xung đột một cách hợp lý. Con cái cần cảm thấy an toàn và yên tâm trong gia đình. Khi cha mẹ cãi nhau, con có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng hoặc căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và tinh thần của con.
Đừng cãi nhau trước mặt người ngoài
Vợ chồng không nên cãi nhau trước mặt người ngoài là một nguyên tắc quan trọng trong mối quan hệ gia đình. Cãi nhau trước mặt người khác có thể gây tổn hại đến danh dự và lòng tự trọng của cả hai bên. Điều này có thể dẫn đến việc người ngoài đánh giá xấu hoặc nhìn nhận sai về mối quan hệ của vợ chồng. Mỗi gia đình có những vấn đề nội bộ mà không cần thiết phải công khai cho người ngoài biết. Cãi nhau trước mặt người khác có thể làm lộ ra các vấn đề cá nhân, mất riêng tư và mất lòng tin.
Đừng cãi nhau khi đối phương bị ốm
Khi một người trong hai bạn gặp phải vấn đề về sức khỏe, điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường yên tĩnh và thoải mái để họ có thể nghỉ ngơi và phục hồi. Cãi nhau chỉ tạo ra căng thẳng và mệt mỏi thêm điều này không có lợi cho quá trình phục hồi. Một người bị ốm thường cần sự hỗ trợ tinh thần từ người thân yêu. Thay vì cãi nhau, hãy tập trung vào việc chăm sóc và dành thời gian bên người đó, giúp họ cảm thấy được quan tâm và động viên.
Đừng nhắc lại chuyện cũ
Bằng cách lôi lại chuyện cũ, việc cãi nhau có thể trở thành cuộc tranh cãi vô tận, không giúp giải quyết vấn đề mà chỉ đẩy mối quan hệ vào một vòng lặp tiêu cực. Điều này có thể làm cho cả hai bên cảm thấy mệt mỏi và không được lắng nghe. Thay vì chì chiết những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hãy tập trung vào vấn đề hiện tại và cố gắng tìm cách giải quyết một cách xây dựng.
Đừng lôi cha mẹ vào cuộc cãi vã
Lôi cha mẹ và người thân vào tranh cãi chỉ tạo ra căng thẳng và gây chia rẽ trong gia đình. Điều này có thể gây sự căng thẳng không cần thiết và tác động đến mối quan hệ gia đình trong tương lai. Mỗi người có quyền yêu thương và tôn trọng gia đình của mình, và việc lôi cha mẹ và người thân vào tranh cãi có thể tạo ra sự phân biệt và khiến cả hai cảm thấy khó chịu.
Đừng dùng những lời nói xát muối trái tim nhau
Khi cãi nhau chúng ta thường có xu hướng gây tổn thương tình cảm và làm đau lòng đối tác. Những lời này có thể để lại hậu quả lâu dài và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ. Bằng việc nói những lời tổn thương nhau, chúng ta mất đi lòng tin và sự lành mạnh trong mối quan hệ. Thay vì đổ lỗi và tổn thương nhau, chúng ta cần tìm cách xây dựng và tìm giải pháp hợp lý.
Đừng doạ ảnh hưởng đến mạng sống
Khi cãi nhau nếu một trong hai lôi mạng sống ra để giải quyết vấn đề có thể gây tổn thương tinh thần và sợ hãi cho cả hai bên. Điều này không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và tình cảm của cả hai. Cứ như vậy vấn đề sẽ ngày càng bị tích tụ và không thể tìm ra được giải pháp tốt nhất cho cả hai.
Đừng tác động vật lý
Vợ chồng khi cãi nhau, việc không sử dụng bạo lực là một nguyên tắc quan trọng và cần được tuân thủ. Sử dụng bạo lực không chỉ gây tổn thương tình cảm và thể chất cho người khác. Đầu tiên, hành vi này có thể làm mất lòng tin và đánh mất sự tôn trọng giữa hai bên. Sự đối xử bạo lực chỉ tạo ra căng thẳng và xung đột, không mang lại lợi ích trong việc giải quyết vấn đề mà chỉ tăng thêm sự căng thẳng và mất kiểm soát. Hơn nữa, sử dụng bạo lực trong cuộc cãi nhau khiến cả hai luôn gieo rắc lo ngại và sợ hãi.
Đừng dễ dàng nói ly hôn
Việc đòi ly hôn sau một cuộc cãi nhau có thể là một biểu hiện của sự thiếu lòng tin và khả năng chịu đựng. Ly hôn không phải là chuyện đơn giản, quyết định ly hôn chỉ nên đưa ra khi cả hai đã thực sự ngồi lại với nhau để nói chuyện và bàn bạc về vấn đề. Cãi nhau để giúp cả hai cảm thông và thấu hiểu hơn cho nhau chứ không phải để lấy đó làm “bàn đạp” để ly hôn.
Thùy Dung (T/h)