1. Người lười biếng
Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra là họ đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng ta cần có một chút lòng tham. Ít lòng tham thì không đủ để chúng ta hành động. Lòng tham quá cao cũng không tốt.
2. Người nhút nhát
Sự rụt rè nhút nhát có thể làm tê liệt bất kì ai ở bất kì lứa tuổi nào. Trong công việc, những người bị nỗi sợ hãi lấn át thường có những hành động thiếu sáng suốt và gây ra hậu quả. Những đồng nghiệp hèn nhát sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho người khác, bao biện cho sai lầm và không dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải.
Nếu bạn cứ mãi rụt rè, nhút nhát thì có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ rất nhiều điều tươi đẹp của cuộc sống. Hãy tự tin vứt bỏ cái vỏ ốc ấy đi và bắt đầu học cách sống một cách tràn trề, mãn nguyện.
3. Người luôn nghĩ tiêu cực
Trong loạt truyện Harry Potter của J.K Rowling, Dementors được miêu tả là những kẻ xấu xa chuyên hút linh hồn con người, chỉ để lại cái xác thịt. Bất cứ khi nào kẻ này đi vào phòng, căn phòng sẽ sẽ trở nên đen tối và lạnh lẽo và chúng hút hết niềm vui khiến mọi người bắt đầu nhớ lại những kỷ niệm tồi tệ nhất của họ.
Nữ nhà văn Rowling nói rằng bà đã phát triển khái niệm về Dementors dựa trên những người luôn rất tiêu cực. Những kẻ hủy diệt loạn trí Dementor hút linh hồn của nạn nhân bằng cách áp cảm giác tiêu cực và bi quan lên họ. Chúng luôn tiêu cực với tất cả mọi thứ, và chúng có thể gây ra nỗi sợ hãi cùng phiền muộn ngay cả khi người ta đang ở trong những hoàn cảnh ôn hòa nhất.
Thực tế, một người luôn tiêu cực sẽ khiến những đồng nghiệp xung quanh cảm thấy mệt mỏi và tránh xa.
4.Người kiêu ngạo
Kiêu ngạo đến từ sự so bì, phân biệt. Việc hình thành tính kiêu ngạo nhất định sẽ đi kèm với một số mặt tính cách khác như đố kị, ganh ghét.
Một nghiên cứu của Đại học Akron cho thấy, sự kiêu ngạo dẫn đến một loạt vấn đề nơi làm việc. Những người kiêu ngạo thường có xu hướng làm việc kém hiệu quả hơn, ít hài lòng hơn và gặp nhiều vấn đề về nhận thức.
5. Người có tâm lý hùa theo số đông, không có lý trí
Những người hay hùa theo số đông thường rất ít có ý kiến phản bác và điển hình với việc tuyên truyền trạng thái tâm lý “Chúng ta luôn làm như thế”. Nếu bạn thấy mình bị “tẩy não” bằng những gì mà đa số mọi người nghĩ như vậy, thì hãy thận trọng; cứ giữ nguyên trạng như vậy thì không bao giờ có thể làm nên điều vĩ đại.
6. Người không có nhân phẩm, đạo đức
Trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, nhân phẩm chính là giá trị cốt lõi tạo nên thành công vững bền. Tâm không sáng, đức không đầy thì trèo cao đến đâu cũng có ngày té ngã.
7. Người chỉ biết kiếm cớ
Người thiếu chính kiến sẽ nhanh chóng đổ lỗi rằng họ không có thành tựu là do thiếu cơ hội. Còn nếu trong một khoảng thời gian ngắn may mắn có chút thành quả, thì người này lại cho rằng họ có được nó là vì họ đã làm việc chăm chỉ. Điều mà những kiểu người này không nhận ra là thái độ đó chính là họ đang tự dối lòng mình, chứ đó không phải tình huống thực sự của họ.
Còn dưới đây là những thói quen hằng ngày tạo nên thành công của người giàu mà bạn có thể bắt đầu học hỏi và áp dụng cho bản thân.
1. Viết ra những mục đích cụ thể về tiền bạc
Nếu bạn muốn giàu có, bạn cần hành động ngay lập tức. Hãy bắt đầu bằng cách viết ra những mục tiêu cụ thể của bạn về thu nhập và tài sản ròng. Bạn chỉ mất khoảng 5 phút cho việc này.
“Cái bạn cần tập trung vào là sự giàu có, chứ không phải một cuộc sống no đủ ở mức tầm thường. Do vậy, bạn phải dựa vào tình hình thực tế để lập ra kế hoạch tài chính và thời gian đạt được mục tiêu. Đừng sợ khi phải nghĩ lớn và thử thách bản thân”, triệu phú tự thân T. Harv Eker chia sẻ.
2. Gửi thiệp cảm ơn
“Lời cảm ơn thể hiện tính cách của bạn trong cư xử với mọi người. Nhưng đừng thể hiện điều đó qua Facebook, Tweet hay Instagram, hãy gửi thiệp cảm ơn”, Corley viết.
Bạn có thể gửi thiệp cảm ơn đến những người đã nhớ ngày sinh nhật của mình, người đã giới thiệu cho bạn một khách hàng quan trọng, hoặc bạn bè và những người thân trong gia đình – những người luôn ủng hộ bạn.
3. Tiếp thu góp ý từ người khác
“Lo sợ bị chỉ trích, phê bình là lý do chúng ta không dám lắng nghe góp ý từ những người khác. Nhưng những góp ý này đóng vai trò quan trọng để bạn biết rõ những gì đang hoạt động hiệu quả hay không. Ý kiến góp ý giúp bạn hiểu rõ liệu bạn có đi đúng hướng hay không. Vì thế, tìm kiếm sự góp ý, dù tốt hay xấu, cũng là yếu tố quan trọng để bạn học hỏi và phát triển”, Corley viết.
Bên cạnh đó, những góp ý từ người khác sẽ giúp bạn điều chỉnh kế hoạch và học hỏi kinh nghiệm kịp thời. “Các triệu phú tự thân thành công đều thử nghiệm nhiều dự án và công việc kinh doanh mới trước khi họ chính thức bước chân vào. Ý kiến phản hồi cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để thành công trong bất kỳ công việc nào”, Corley giải thích.
4. Lập danh sách "những việc không nên làm"
Khác với người nghèo lập danh sách “to-do-list” (việc nên làm), người giàu lập cả danh sách “to-don’t list” ( việc không nên làm). Danh sách này sẽ thống kê những việc mà họ không bao giờ được làm vì nó sẽ làm tốn thời gian vô ích hoặc tạo nên thói quen xấu.
Những việc “không nên làm” của người giàu như: Không xem tivi quá 1 tiếng mỗi ngày; không mua sắm bốc đồng; không buôn chuyện…
Corley giải thích "Nếu chỉ lập mỗi danh sách việc cần làm thì sẽ không thể đảm bảo giúp bạn thành công. Mặc dù đây là những việc quan trọng phải hoàn thành, nhưng bạn cũng phải biết tiết kiệm thời gian và công sức để không lãng phí vào những việc vô bổ”.
5. Thực hiện những cuộc gọi “5 phút”
5 phút cho một cuộc điện thoại có thể là hơi dài nhưng nghiên cứu đã cho thấy, 80% người giàu thường gọi điện chúc mừng sinh nhật, chào hỏi hoặc chúc mừng các sự kiện khác trong cuộc sống của bạn bè so với tương ứng 11%, 26% và 3% ở người nghèo.
Những cuộc điện thoại này cho phép bạn tạo dựng mối quan hệ với những người thành công khác – đây là một thói quan nền tảng của người giàu.
"Hãy thu thập thật nhiều thông tin về những người mà bạn quen biết. Bạn càng biết nhiều về họ thì càng có thêm nhiều vũ khí để giao tiếp với họ tốt hơn và mang lại lợi ích cho mình lớn hơn", Corley viết.
6. Thay vì chọn một trong 2, hãy chọn cả 2
Mỗi khi phải phân vân giữa 2 lựa chọn, hầu hết chúng ta đều đau đầu không biết phải chọn cái nào. Nhưng người giàu thường lựa chọn cả hai. Người giàu không bao giờ nói “hoặc cái này hoặc cái kia” - họ nói “Tôi chọn cả 2” vì họ biết mình có thể thực hiện được.
Lựa chọn cả 2 đặc biệt đúng trong vấn đề tiền bạc. Người nghèo và tầng lớp trung lưu tin rằng họ phải lựa chọn giữa tiền và những khía cạnh khác của cuộc sống. Kết quả là, họ thường tự huyễn hoặc bản thân rằng tiền không quan trọng bằng những thứ khác như tình yêu hay hạnh phúc. Đó là lý do khiến người nghèo mãi vẫn nghèo.
7. Tự nói với mình rằng bạn xứng đáng giàu có
Nếu như người bình thường tin rằng giàu có chỉ là đặc ân dành cho những người may mắn nhất thì người giàu cho rằng ai cũng có quyền trở nên giàu có nếu bạn sẵn sàng tạo ra giá trị lớn cho những người khác.
Trúc Chi t/h