Làm sạch quần áo mốc: Nước vo gạo có khả năng làm sách các vết mốc trên quần áo. Bạn chỉ cần ngâm quần áo mốc vào nước gạo rồi để qua đêm, sau đó giặt lại, các vết mốc sẽ nhanh chóng biến mất.
Giá trị PH của nước vo gạo sau hi vo 2 lần vào khoảng 7,2 nên có thể ngâm rửa và làm sạch quần áo đen, ố vàng một cách hiệu quả. Nếu khăn hoặc áo của bạn có vết dầu hoặc mùi mồ hôi nặng, hãy ngâm với nước vo gạo khoảng 15 phút để tẩy sạch, giúp khăn và áo trắng, mềm hơn.
Tưới cây: Nghiên cứu đã chỉ ra trong nước vo gạo chứa các thành phần như protein, nhóm vitamin B, các khoáng chất, lipid, glucid… Dùng nước vo gạo tưới cây sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, kích thích quá trình mọc rễ, giúp cây bén đất nhanh và dễ dàng hơn.
Lưu ý, nên ưu tiên sử dụng phần nước vo gạo đặc và chỉ tưới một lượng vừa đủ để tránh ngập úng, mang đến “hiệu quả ngược”.
Dùng để rửa mặt: Nước vo gạo giàu khoáng chất, ngoài ra còn có một số chất dinh dưỡng như protein, vitamin nên có tác dụng làm sạch nhất định với da, đặc biệt là da nhờn, giúp làn da mịn màng và đàn hồi hơn nếu thường xuyên sử dụng.
Thêm muối vào nước vo gạo rồi đun sôi và dùng để rửa mặt giúp tẩy da chết, cân bằng độ PH trên da, ức chế sự phát triển của vi sinh vật và ngăn ngừa kích ứng da.
Sau khi vo gạo xong, bạn trữ nước vo gạo trong chậu hoặc bát sạch và để ở nơi thoáng mát khoảng 4 – 5 tiếng cho tinh bột gạo lắng xuống dưới. Sau đó, đổ phần nước phía trên đi, rửa sạch mặt và bôi tinh bột nói trên lên mặt rồi nhẹ nhàng message theo hướng vòng tròn đến hết. Để khô tự nhiên, tiếp đó rửa mặt sạch bằng nước ấm, dùng khăn bông thấm khô.
Thực hiện đều đặn 2 lần/1 tuần sẽ giúp làm sạch sâu da bên trong lỗ chân lông, các vết thâm mờ dần và biến mất. Đây cũng là cách trị mụn cực hữu ích.
Khử mùi tanh: Bạn có thể dùng nước vo gạo và muối xát vào các nội tạng như lòng, dạ dày lợn để làm sạch và khử mùi tanh. Nước vo gạo cũng có thể được dùng để rửa thớt thái thịt hàng ngày, vừa sạch sẽ lại khử tanh hiệu quả.
Nuôi dưỡng tóc: Vitamin B có nhiều trong nước vo gạo là chất dinh dưỡng tuyệt vời để chăm sóc tóc. Gội đầu bằng nước vo gạo giúp tóc trở nên đen và bóng mượt hơn.
Ngoài ra, nước vo gạo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác gồm các axit amin, vitamin E cùng các chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nước vo gạo có thể làm giảm ma sát bề mặt và tăng độ đàn hồi cho tóc. Nếu thường xuyên sử dụng nước vo gạo thì tóc sẽ bớt xơ rối và trông chắc khỏe hơn.
Sơ chế nguyên liệu nấu ăn: Nước vo gạo có thể thay thế nước thông thường trong việc rửa sạch rau củ quả trước khi chế biến. Bạn hãy cho rau củ quả vào chậu nước vo gạo pha kèm một thìa muối và ngâm khoảng 30 phút trước khi rửa sạch lại với nước từ 1 – 2 lần để loại bỏ độc chất từ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng.
Bạn cũng có thể dùng nước vo gạo để rửa thịt, hải sản nhằm khử mùi tanh hôi trước khi nấu. Ngoài ra, nước vo gạo còn được sử dụng để khử độc măng. Thực phẩm này được cho là có nhiều độc tố như cyanide.
Sau khi luộc măng khoảng 2 – 3 lần, bạn nên ngâm măng trong nước vo gạo từ 12 – 48 tiếng để khử chất độc cyanide. Chú ý, cần thay nước vo gạo thường xuyên trong quá trình ngâm măng để tránh măng bị lên men, không tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng tẩy rửa: Người Trung Quốc đã dùng nước vo gạo như một chất tẩy rửa tự nhiên và không tốn tiền trong nhiều thế kỷ. Đó là nhờ vào tính mài mòn và axit nhẹ của cặn tinh bột có trong nước vo gạo giúp loại bỏ các vết bẩn và cặn khoáng.
Nước vo gạo có thể sử dụng để lau chùi thiết bị nhà bếp, vết bẩn trong nhà tắm và thậm chí cả bồn cầu.
Cách sử dụng:
Cọ chỗ bẩn bằng nước vo gạo, để yên trong vài phút rồi rửa lại sạch bằng nước.
Tránh sử dụng nước vo gạo với các mặt bàn hoặc gạch lát bằng đá granit và đá tự nhiên, vì axit có thể làm hỏng lớp phủ sáng của hai loại đá này.