Một đứa trẻ có thể hư hỏng, hỗn láo là phần lỗi trước tiên thuộc về cha mẹ, không phải do bạn bè tác động hay do bất kỳ ai khác. Dưới đây là 5 cách dạy con sai lầm phổ biến của các ông bố bà mẹ Việt hay mắc phải.
Để trẻ phát ngôn “bừa bãi” và không phép tắc
Trẻ nhỏ sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn mọi lời nói của mình trước người lớn, đặc biệt là việc chào hỏi lễ phép hoặc xưng hô. Ngày nay có nhiềᴜ bậc phụ hᴜynh dạy con theo cách ɾất lạ. Cứ nghĩ chúng còn bé, đang học nói, hay ”tɾẻ con biết gì” nên mặc cho con nói chᴜyện thiếᴜ lễ phép νới người lớn. Chính cách nói năng, hành xử của tɾẻ lúc nhỏ sẽ tɾở thành thói qᴜen của con νề sau. Lớn lên, cha mẹ có mᴜốn sửa lại, rèn dũa lại cũng rất khó.
Luôn so sánh với “con nhà người ta”
“Con nhà người ta” dù có tốt, có đẹp cũng đâu phải con mình, hà cớ gì bố mẹ lại thích đem so sánh? Bố mẹ biết không, so sánh như thế chẳng những không giúp con tiến bộ, cố gắng tốt hơn mà ngược lại khiến trẻ cảm thấy tự ti, luôn mặc cảm. Khi lớn lên, chúng thường thiếu tự tin trong cuộc sống, luôn cảm thấy mình không có giá trị.
Luôn thất hứa với con cái
Trong lúc đang giận dỗi vì muốn con nín khóc, nhiều cha mẹ vô tình hứa suông dẫn con đi chơi hoặc mua kẹo bánh. Tưởng chỉ hứa cho qua, con sẽ quên nhưng bé chắc chắn không dễ quên như bố mẹ nghĩ.
Việc không giữ lời hới với con cái, cha mẹ vô tình dạy con “mất chữ tín”, thích gian dối. Trong khi đó, một trong những tố chất của người thành công, giỏi giang là luôn coi trọng chữ tín. Hơn nữa, giữ lời hứa với con cái cũng là cách tạo niềm tin với con trẻ. Vậy nên, cha mẹ đừng hứa với con mà không thực hiện nhé.
Thỏa hiệp khi trẻ khóc
Những đứa trẻ thường khóc khi sự việc không theo ý muốn của chúng hoặc khi chúng muốn đòi một món đồ chơi nào đó. Không ít lần cha mẹ sẽ thỏa hiệp với việc ăn vạ của trẻ, mua bất cứ thứ gì con thích để trẻ ngừng khóc, ngừng mè nheo.
Đứa trẻ lớn lên với tính cách này rất dễ hư hỏng. Vì vậy, cha mẹ nên giữ vững lập trường nói "không" với những yêu cầu vô lý của trẻ ngay cả khi bé khóc lóc, ăn vạ.
Xem chuyện trách mắng con là lẽ thường
Khi con phạm phải sai lầm, nhiều cha mẹ thay vì động viên và khuyến khích vẫn chọn cách la mắng. Việc cha mẹ thường xuyên la mắng chỉ khiến con sợ nhưng không phục. Hơn nữa, chính sự la mắng thường xuyên sẽ khiến mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái dần rạn nứt, trẻ nhỏ không còn cảm thấy sự gần gũi nơi cha mẹ, dẫn đến rất nhiều hệ luỵ tiêu cực khác.