Ô tô gây tai nạn giao thông, xác định bồi thường như thế nào?

Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 601, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới.

Khoản 18, Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Như vậy, theo quy định trên thì ô tô được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.

Do được xác định vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ, nên chế tài về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi có thiệt hại xảy ra cũng có phần "đặc biệt".

Khoản 3, Điều 601, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Trong trường hợp này người chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi người đó không có lỗi.

o to gay tai nan giao thong xac dinh boi thuong nhu the nao

Hình minh họa.

Tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có hướng dẫn về việc loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ như sau:

Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, guy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cangười được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn no độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại

Ví dụ: Xe ôtô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết.

Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ôtô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ôtô) gây ra.

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Do đó, đối với các vụ tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông cơ giới thuộc nhóm nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu không thuộc một trong các trường hợp được loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đều phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Luật gia Trần Thị Ngọc Anh