Phòng bệnh đường hô hấp trong thời điểm số ca nhiễm có diễn biến tăng

CTV
Thời gian gần đây, số trẻ nhập viện do mắc virus hợp bào hô hấp RSV đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ, trẻ có bệnh nền. Vì vậy, cần có các giải pháp kịp thời và hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Gia tăng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp thời điểm giao mùa

Ngày 10/3. Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) trong thời điểm giao mùa. Theo thống kê từ bệnh viện, từ đầu năm 2023 đến ngày 5/3/2023, tổng số ca nhiễm RSV ghi nhận trong toàn Bệnh viện là 1.025 trường hợp. Chỉ tính riêng từ ngày 1/3-5/3 là 157 ca mắc bệnh này.

Gia tăng số trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (Ảnh minh họa)

Virus hợp bào hô hấp là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm tai mũi. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu - đông hoặc xuân - hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

Triệu chứng nhiễm virus hợp bào hô hấp ở giai đoạn khởi phát gần giống cảm lạnh. Trẻ thường hắt hơi, ho, sổ mũi. Đến giai đoạn toàn phát, trẻ có một số biểu hiện nặng hơn như thở nhanh, thở khò khè. Riêng với trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi nặng, sốc nhiễm khuẩn, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,... phải thở máy kéo dài. Để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng của bệnh, việc tăng đề kháng cho trẻ là rất quan trọng.

Sức đề kháng của trẻ từ đâu mà có?

Sức đề kháng (hệ miễn dịch) của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, khói bụi,... Sức đề kháng của trẻ có được ngay từ khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển trong suốt thời thơ ấu, hoàn thiện khi trưởng thành. Có hai loại miễn dịch chính gồm:

Miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu): Bao gồm các cơ chế như lớp bảo vệ bên ngoài của da và niêm mạc, hệ thống phagocytosis (nuốt các vi khuẩn), cơ chế kháng viêm, hệ thống bạch cầu và tế bào sẵn có để phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngay khi phát hiện có mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên, hệ thống miễn dịch không đặc hiệu sẽ được kích hoạt để diệt các mầm bệnh này.

Miễn dịch thu được (đặc hiệu): Khi miễn dịch tự nhiên không đủ mạnh để tiêu diệt mầm bệnh, hệ miễn dịch đặc hiệu sẽ hoạt động. Khi cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên gây bệnh như virus, vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu để nhận dạng và tiêu diệt các mầm bệnh đó. Miễn dịch đặc hiệu có được một cách thụ động từ nguồn khác. Ví dụ, trẻ nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai trước khi sinh hoặc qua sữa mẹ sau khi trẻ ra đời. Sử dụng vắc xin cũng là biện pháp kích thích miễn dịch đặc hiệu cho trẻ, hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp.

Miễn dịch tự nhiên của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ nhỏ vẫn luôn là đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, virus, vi khuẩn có nhiều cơ hội xâm nhập hơn. Tăng đề kháng đặc hiệu, đặc biệt là đề kháng hô hấp đều đặn và liên tục cho trẻ là cần thiết giúp trẻ chống chọi tốt với các mầm bệnh, nhất là trong bối cảnh “dịch chồng dịch”, thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay.

Tăng đề kháng hô hấp trong phòng bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV

Sức đề kháng hô hấp của trẻ có thể được tăng cường bằng cách cho trẻ tiêm các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu đối với virus hợp bào hô hấp RSV và các phương pháp điều trị để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh RSV còn hạn chế.

Virus hợp bào hô hấp có ái lực với đường hô hấp trên mạnh, do đó những giải pháp có thể giúp trẻ ngăn chặn sự tác động của virus ngay tại vị trí cửa ngõ hô hấp như miệng họng mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Do còn hạn chế về phương pháp điều trị nên tăng đề kháng hô hấp cho trẻ để phòng bệnh do RSV nên được áp dụng sớm.

Tăng đề kháng hô hấp bằng cách sử dụng “vắc xin đường uống” ly giải vi khuẩn dưới dạng viên ngậm được xem là hiệu quả để kích hoạt hệ thống miễn dịch tại chỗ cho trẻ, ngăn chặn tác nhân gây bệnh ngay tại cửa ngõ hô hấp .

Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi hỗn hợp chiết xuất có nguồn gốc từ các mầm bệnh hô hấp được bất hoạt và có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, sản sinh ra kháng thể và ghi nhớ virus gây bệnh. Vì vậy, khi lần nữa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh này, cơ thể sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. Các nghiên cứu triển vọng được thực hiện cho thấy, bổ sung ly giải vi khuẩn đường uống có thể giảm tải lượng virus hợp bào hô hấp RSV và hạn chế tình trạng viêm xâm nhập vào phổi, đồng thời hạn chế phản ứng kháng virus, có hiệu quả và an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Đáng chú ý, ly giải vi khuẩn còn có công dụng trên viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm mũi họng - là những biến chứng thường gặp khi trẻ nhiễm virus RSV.

Trong các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp sử dụng ly giải vi khuẩn hiện nay, nổi bật có TPBVSK GS Imunostim Junior.

Nghiên cứu tiến hành tại Séc cho thấy, việc bổ sung chế phẩm TPBVSK GS Imunostim Junior với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C có tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm.

TPBVSK GS Imunostim Junior có dạng viên ngậm tiện lợi, tăng tác dụng tại chỗ, có hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C không gây khó chịu khi sử dụng, phù hợp với trẻ nhỏ. Viên ngậm cây sồi GS Imunostim Junior giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản, nên được sử dụng khi giao mùa, đặc biệt với trẻ có sức đề kháng hô hấp kém.

GS Imunostim Junior được chứng nhận an toàn bởi Viện Y tế Công cộng Quốc gia Praha của Cộng hòa Séc.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.