1. Phương pháp lý thú
Các thực nghiệm tâm lý học đã chứng minh các tài liệu có hình ảnh sinh động và nội dung lý thú sẽ lưu lại trong não bộ lượng ký ức lớn hơn rất nhiều so với các tài liệu có nội dung khô khan, thiếu hấp dẫn.
Bởi những chuyện lý thú thường khó quên, cho nên để tăng cường trí nhớ, chúng ta hãy cố gắng nhào nặn đối tượng cần ghi nhớ thành những hình tượng lý thú.
2. Phương pháp hình tượng
Chúng ta có thể lợi dụng tác động của ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu tiên để tạo nên ký ức chính xác. Người có ký ức trước hết cần phải dựa trên cơ sở nhận thức cảm tính ghi nhớ một cách chuẩn xác hình tượng mục tiêu cần đạt được.
Sau đó, hãy thông qua đặc trưng bên ngoài của mục tiêu ghi nhớ và bản chất của nó, từ ngoài vào trong, cố gắng đạt được nhận thức toàn diện. Người ghi nhớ cần tìm hiểu mục đích và công dụng của ký ức.
Chẳng hạn như, chiếu các phim khoa học có liên quan đến loài rắn cho trẻ xem, chỉ mất vài phút đã có thể khiến chúng thiết lập được một loạt các liên hệ sinh động và để lại ký ức rất sâu sắc. Cách làm này có thể giúp tiếp thu tri thức rất nhanh chóng và hiệu quả.
3. Phương pháp xếp loại
Những thứ mà chúng ta cảm nhận được mỗi ngày thật phong phú, cũng giống như hoa quả ngắt trong rừng sâu vậy, nếu được tiến hành xếp loại thì chỉ cần nắm được một đầu mối là có thể tìm ra cả một chuỗi tri thức có liên quan với nhau. Không ít học sinh đã áp dụng phương pháp hồi tưởng lại trước khi đi ngủ để tiến hành phân loại các ký ức, việc làm này rất có hiệu quả.
Bởi các hoạt động ban ngày quá nhiều, khiến cho lớp vỏ của đại não chịu đủ mọi kích thích hưng phấn, rất dễ phủ kín các ký ức thường thì trong một thời gian khá dài sẽ không có kích thích mới nào có thể phủ kín những sự việc đã ghi nhớ trước khi ngủ, cũng như ức chế và làm loãng nó.
4. Phương pháp khái quát
Các nhà tâm lý học những năm 60 của thế kỷ XX ở nước ta đã làm một vài thực nghiệm: Cho một số học sinh đọc thuộc lòng bài cổ văn, sau đó tiến hành trắc nghiệm.
Những học sinh có kết quả ghi nhớ tốt nhất là những người nhớ khái quát trước tiên, sau đó mới dựa trên đại ý của các đoạn và liên hệ tưởng tượng với cảnh sắc núi sông. Còn những học sinh học thuộc từng câu từng chữ một thì kết quả ghi nhớ rất kém, rất chóng quên.
Tương tự như vậy, đối với một sự việc, một môn học chúng ta cũng nên xem xét nét khái quát trước, rồi sau đó mới tiến hành ghi nhớ. Có được nét khái quát, rồi theo sự liên hệ “chi tiết và ý chính” mà ghi nhớ thì sẽ tương đối thuận lợi, thông suốt.
5. Phương pháp ngăn cách
Trong vòng mười năm gặp mặt bạn hai mươi lần, nhưng đến năm thứ mười họ tới thăm, bạn vẫn có thể thoáng nhìn là đã nhận ra. Đó chính là điểm tốt của ký ức ngăn cách.
Thực nghiệm đã chứng minh, trong ký ức của con người, phần đầu tiên và phần cuối cùng thường ít bị lãng quên hơn, bởi ức chế mà phần đầu tiên và phần cuối cùng phải chịu là nhỏ nhất.
Trong ký ức của con người, phần đầu tiên và phần cuối cùng thường ít bị lãng quên hơn. Ngoài ra, trong cùng một thời gian dài liên tục kích thích cũng có thể khiến lớp vỏ đại não từ hưng phấn chuyển sang ức chế.
6. Phương pháp lựa chọn
Sở trường ghi nhớ của mỗi người phát triển không cân bằng. Đó chính là sự lựa chọn đào thải. Muốn nâng cao tỉ lệ ký ức hữu dụng thì mỗi ngày cần tiến hành lựa chọn các đối tượng ghi nhớ, ghi nhớ những cái quan trọng nhất, cái hữu dụng nhất vào thời gian sung sức nhất.
Phải ghi nhớ một cách tường tận, chi tiết, thích đáng, dùng các phương pháp ghi nhớ khác nhau để tăng cường trí nhớ; những cái thứ yếu có thể nhớ nét khát quát còn đối với những cái không dùng đến thì không cần quan tâm.
7. Phương pháp so sánh bảng biểu
Các thì của động từ trong tiếng Anh, các nguyên tố hóa học… Nếu không được xếp vào bảng so sánh thì rất dễ dẫn đến nhầm lẫn, lộn xộn, không thể nào khái quát chỉ trong mấy câu được. Nói đã không rõ ràng, đương nhiên không thể nhớ kỹ được.
Thông qua bảng biểu, các nội dung phức tạp lập tức sẽ được đơn giản hóa, mạch lạc hóa, thoáng nhìn cũng biết, rất thuận tiện cho việc tra cứu và ghi nhớ.
Quá trình lập bảng chính là quá trình nắm bắt các đặc trưng, phân loại và quy nạp. Chúng ta không chỉ cho trẻ dựa vào các bảng có sẵn trong sách hay được người khác lập từ trước, mà nên để trẻ tự động não suy nghĩ, tổng hợp, lập bảng so sánh. Thông qua sự phân tích và tìm hiểu của bản thân mà nhớ kỹ kiến thức.
8. Phương pháp hài hòa
Để tạo một ấn tượng sâu sắc, khi ghi nhớ nhất thiết phải dùng tối đa các cơ quan nhận thức như tai, mắt, mũi, chân tay và đại não tập trung giải quyết một mục tiêu ghi nhớ. Như vậy, sẽ thiết lập nên mối liên hệ mang tính hoàn chỉnh giữa âm thanh, màu sắc và hình dạng, mùi vị và các tính chất khác của mục tiêu ghi nhớ, ký ức vì thế cũng sẽ tương đối bền lâu.
Ngược lại, nếu các cơ quan tri thức không phối hợp với nhau “việc ai nấy làm”, mỗi cơ quan một mục tiêu khác nhau, tự ghi nhớ lại các ấn tượng không hoàn chỉnh, thì đương nhiên là rất chóng quên. Do đó, nên cố gắng áp dụng phương pháp “Hợp đồng tác chiến” để ghi nhớ, tăng cường liên hệ giữa các hoạt động thị giác, thính giác và hoạt động tư duy của đại não
9. Phương pháp quy luật
Cách ghi nhớ theo quy luật tức là phương pháp tổng kết các quy luật của sự vật để tăng cường trí nhớ. Ví dụ như hàm số lượng giác có rất nhiều công thức tính khác nhau, nhưng những mối quan hệ của hàm số lượng giác mà các công thức này biểu đạt đều tồn tại một quy luật chung.
Nắm được quy luật này, từ đó tổng kết thành một bài vè. Chỉ cần nhớ kỹ bài vè là có thể suy luận ra toàn bộ công thức tính. Phương pháp tổng quát ở đây là phương pháp ghi nhớ tiến hành chắt lọc các tư liệu cần ghi nhớ, và nắm bắt điểm mấu chốt.
10. Phương pháp đối lập
Như khi học các từ trong ngoại ngữ, thường xuyên liên hệ so sánh các từ chỉ kích thước, độ dài, khoảng cách trên dưới, gần xa, vị trí trước sau, mức độ sớm muộn, nóng lạnh, trời đất, nam nữ,… để ghi nhớ.
11. Phương pháp đồng âm
Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng âm và các chữ có âm đọc gần tương tự như nhau. Chữ và cách phát âm của chữ tương đồng hoặc tương tự thì gọi là đồng âm. Mượn hiện tượng đồng âm, đưa ra cho các tài liệu một ý nghĩa hấp dẫn người đọc thường mang lại hiệu quả giản tiện, dễ nhớ mà thường rất lâu quên.
12. Phương pháp đề cương
Phương pháp lập đề cương ghi nhớ là phương pháp thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu đã học, lấy hình thức quy nạp chúng thành đề cương để ghi nhớ. Tức là mối liên hệ giữa các kiến thức tuy là giao cắt dọc ngang nhưng chỉ cần nắm vững phần cốt yếu, then chốt, phần thứ yếu, và các phần trực thuộc là có thể hiểu được ngay.
Đề cương ở đây trên thực tế là một quyển sách hoặc mạch chính của một bài văn. Trong đề cương cần thể hiện được nội dung chủ yếu của tài liệu, thực chất tinh thần và quan hệ logic giữa chúng vối nhau, vừa phải làm nổi bật phong cách ngôn ngữ của bản thân, biểu đạt một cách khoa học, như vậy mới dễ nhớ.
Theo Phụ nữ Mới